Kết thúc quý I/2022, chỉ số PMI ngành sản xuất còn 51.7 điểm

01-04-2022 09:54|Tuyết Nhung

Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam giảm từ 54.3 điểm trong tháng 2 xuống còn 51.7 điểm trong tháng 3.

Sự bùng phát số lượng ca nhiễm COVID-19 ở Việt Nam trong tháng 3 đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới lĩnh vực sản xuất, từ đó đẩy sản lượng lùi trở lại vùng suy giảm.

Một trong những ảnh hưởng chính lên các công ty là tình trạng nhiễm bệnh lan rộng trong công nhân, khiến việc làm giảm lần đầu tiên trong bốn tháng. Việc thiếu hụt nhân công khiến các công ty không thể duy trì khối lượng sản xuất, kéo theo sản lượng đã giảm lần đầu tiên trong sáu tháng. Ngoài ra, áp lực từ lạm phát cũng là nguyên nhân góp phần làm giảm sản lượng.

Những vấn đề xung quanh dịch COVID- 19 và giá cả tăng cũng ảnh hưởng đến số lượng đơn đặt hàng mới vào cuối quý I/2022. Tuy nhiên, số lượng đơn đặt hàng mới và số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới đều tăng trong sáu tháng liên tiếp.

Việc sử dụng hàng tồn kho đã giúp đáp ứng yêu cầu đơn hàng trong điều kiện khó tăng sản lượng. Tình trạng này khiến tồn kho hàng thành phẩm giảm lần đầu tiên trong ba tháng.

Áp lực lạm phát nói trên được thể hiện ở cả hai chỉ số giá cả của khảo sát trong tháng 3.

Tốc độ tăng chi phí đầu vào nhanh hơn và đạt mức tăng nhanh nhất trong gần 11 năm. Giá cả đầu vào tăng so với tháng trước, do chi phí dầu và khí đốt tăng. Giá nguyên vật liệu và chi phí vận chuyển cũng tăng.

Để bù đắp, các nhà sản xuất đã tăng nhanh hơn giá bán hàng. Trên thực tế, tốc độ tăng giá là nhanh nhất kể từ tháng 11 năm ngoái khi mức cao của mười năm rưỡi được ghi nhận.

Mặc dù hoạt động mua hàng tăng nhẹ trong tháng 3, tốc độ tăng đã chậm lại nhiều và là mức tăng yếu nhất trong thời kỳ tăng kéo dài sáu tháng gần đây. Tồn kho hàng mua cũng tăng ở mức khiêm tốn.

Trong bối cảnh yêu cầu sản xuất hiện tại giảm, tình trạng tăng hàng chủ yếu phản ánh những nỗ lực tăng hàng dự trữ.

PMI bất ngờ vượt ngưỡng 50 sau 4 tháng: Phép thử cho sức bật của ngành sản xuất Việt Nam?

Giá vàng hôm nay 24/3/2025 cảnh báo tiếp tục giảm, SJC và nhẫn có lao dốc?

Bài thuộc chủ đề Sản xuất, Công nghiệp
Theo Kinh Tế Chứng Khoán
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/ket-thuc-quy-i2022-chi-so-pmi-nganh-san-xuat-con-517-diem-124186.html
Bài liên quan
  • Chỉ số PMI tháng 2: 'Cơn lốc' suy giảm chưa dừng lại
    Ngành sản xuất Việt Nam tiếp tục đối mặt với khó khăn trong tháng 2/2025 khi chỉ số PMI duy trì dưới ngưỡng 50 điểm, đánh dấu ba tháng suy giảm liên tiếp. Số lượng đơn đặt hàng mới tiếp tục sụt giảm, kéo theo việc làm lao dốc tháng thứ năm liên tiếp.
  • Kinh tế Trung Quốc đón loạt tin xấu giữa lúc chiến tranh thương mại nóng bỏng
    Hoạt động dịch vụ của Trung Quốc bất ngờ chậm lại trong tháng 1, dù vẫn kéo dài chuỗi tăng trưởng nhiều tháng, theo một khảo sát tư nhân. Mùa chi tiêu sôi động quanh dịp Tết Nguyên đán đã góp phần thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng.
  • PMI ngành sản xuất Việt Nam giảm sâu, xuống mức 48,9 điểm
    Ngành sản xuất Việt Nam mở đầu năm 2025 với nhiều khó khăn khi chỉ số PMI giảm xuống còn 48,9 điểm trong tháng 1. Sự sụt giảm này phản ánh những thách thức lớn từ cầu yếu, cắt giảm lao động, và sự đình trệ trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
  • Lần đầu tiên trong 3 tháng, chỉ số PMI sản xuất rơi xuống dưới ngưỡng 50 điểm
    Lần đầu tiên trong ba tháng, chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng (PMI) của ngành sản xuất Việt Nam, do S&P Global Market Intelligence công bố, đã giảm xuống 49,8 điểm vào tháng 12 năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Kết thúc quý I/2022, chỉ số PMI ngành sản xuất còn 51.7 điểm
    POWERED BY ONECMS & INTECH