Doanh nghiệp

Khi Long Châu, Pharmacity, An Khang và Trung Sơn cùng xâu xé một thị trường 8 tỷ USD

Yên Hoàng 10/10/2023 - 11:24

Tổng doanh thu bán hàng của 4 công ty hàng đầu này đạt tốc độ tăng trưởng 100% trong giai đoạn 2019-2022, vượt xa mức trung bình toàn ngành là 18%.

Sau khi trải qua đại dịch Covid-19, sức khỏe của con người bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nhu cầu về cải thiện hệ miễn dịch cũng như các vấn đề liên quan đến sức khỏe của người tiêu dùng được chú trọng hơn bao giờ hết. Vì vậy, thị trường bán lẻ dược phẩm Việt Nam đang là miếng mồi ngon mà các chuỗi nhà thuốc ra sức cạnh tranh thị phần.

Theo IQVIA – Công ty tư vấn phân tích chăm sóc sức khỏe có trụ sở tại Mỹ, doanh số dược phẩm của Việt Nam ước tính đạt 8 tỷ USD vào năm 2022 với tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) đạt 9,7% trong giai đoạn 2017-2022.

Kênh nhà thuốc bán lẻ của Việt Nam đã vượt qua các kênh bệnh viện về tốc độ tăng trưởng trong 3 năm qua. Các chuỗi hiệu thuốc hiện đại đã mở rộng đáng kể trong 5 năm qua và giai đoạn đại dịch 2020-2021 đã mang đến cơ hội vàng cho các nhà bán lẻ.

Theo báo cáo của Vietcap, thị trường nhà thuốc Việt Nam vẫn ở mức thu nhập thấp với hơn 60.000 nhà thuốc. Khi so sánh với thị trường nhà thuốc Trung Quốc, nơi 1 nhà thuốc hiện đại phục vụ khoảng 4.000 người, Việt Nam lại chỉ có 1 nhà thuốc hiện đại cho 38.000 người.

Khi Long Châu, Pharmacity, An Khang và Trung Sơn cùng xâu xé một thị trường 8 tỷ USD

VietCap kỳ vọng các nhà thuốc hiện đại sẽ củng cố thị trường dược phẩm bán lẻ trong dài hạn. Ngoài ra, các chuyên gia tin rằng việc mở rộng các nhà thuốc hiện đại là rất quan trọng để chuẩn hóa chất lượng thuốc và chuyên môn y tế trên thị trường Dược phẩm Việt Nam vì các chuỗi này được tiêu chuẩn hóa để đáp ứng các tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc” của Chính phủ.

Bất chấp tốc độ tăng trưởng nhanh chóng trong những năm gần đây, chi tiêu dược phẩm bình quân đầu người của Việt Nam vẫn thấp hơn các nước châu Á khác, chỉ có 81 USD cho năm 2022 so với Trung Quốc là 116 USD và mức trung bình của khu vực Đông Nam Á là 97,7 USD.

Hiện Việt Nam có 4 công ty lớn trên thị trường dược phẩm là Long Châu (90% thuộc sở hữu của FPT Retail - HOSE: FRT), Pharmacity (80% thuộc sở hữu của nhóm 3 nhà đầu tư tổ chức nước ngoài), An Khang (100% sở hữu của Thế Giới Di Động - HOSE: MWG), và Trung Sơn (51% sở hữu của công ty dược phẩm Hàn Quốc Dongwha Pharm).

Khi Long Châu, Pharmacity, An Khang và Trung Sơn cùng xâu xé một thị trường 8 tỷ USD
Doanh thu của một số nhà thuốc

Tổng doanh thu bán hàng của 4 công ty hàng đầu này đạt tốc độ tăng trưởng 100% trong giai đoạn 2019-2022, vượt xa mức trung bình toàn ngành là 18%. Trong đó Long Châu dẫn đầu thị trường và tăng trưởng vượt trội hơn so với các đối thủ cùng ngành.

Lãi lớn, Dược phẩm Imexpharm (IMP) muốn nâng cổ tức lên mức 20%

Mỹ 'tự bắn vào chân mình': Tung dự luật mới để tấn công vào các hãng dược Trung Quốc nhưng lại khiến chi phí y tế tăng vọt, người dân điêu đứng

Cựu Chủ tịch Vimedimex bị đề nghị mức án 30- 36 tháng tù treo

Theo Kiến thức đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/khi-long-chau-pharmacity-an-khang-va-trung-son-cung-xau-xe-mot-thi-truong-8-ty-usd-204866.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Khi Long Châu, Pharmacity, An Khang và Trung Sơn cùng xâu xé một thị trường 8 tỷ USD
POWERED BY ONECMS & INTECH