Bất động sản

Không phải Nội Bài, đây mới là sân bay đầu tiên của Hà Nội: Từng là chiến trường khói lửa ác liệt, đến nay đã không còn tồn tại

Chi Chi 11/05/2025 00:09

Sân bay này không chỉ là chứng tích chiến tranh, mà còn là biểu tượng của tinh thần kiên cường và sáng tạo trong lịch sử kháng chiến bảo vệ Tổ quốc.

Sân bay Bạch Mai tọa lạc chủ yếu là đất của thôn Khương Thượng (nay thuộc quận Đống Đa), Khương Trung, một phần của thôn Khương Hạ, Định Công Thượng (nay thuộc quận Hoàng Mai) và Phương Liệt (nay thuộc quận Thanh Xuân). Đây có thể nói là sân bay đầu tiên tại Thủ đô và là một trong những sân bay quân sự lâu đời, có vai trò đặc biệt quan trọng trong lịch sử chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ của Việt Nam.

Sân bay đầu tiên của Hà Nội: Từng là chiến trường khói lửa ác liệt, đến nay đã không còn tồn tại- Ảnh 1.
Sân bay Bạch Mai. Ảnh: Internet

Sân bay Bạch Mai Được thực dân Pháp khởi công xây dựng từ năm 1931 và hoàn thành cơ bản vào năm 1935, sân bay rộng 180ha với đường băng dài gần 2.000m, rộng 30m. Sau khi xây dựng, sân bay được thực dân Pháp sử dụng làm trung tâm điều phối không lực, phục vụ cho các nhiệm vụ cơ động, tiếp tế, trinh sát, oanh tạc và bảo vệ các cơ quan đầu não của quân đội viễn chinh. Nơi đây thường xuyên có từ 15 đến 20 máy bay chiến đấu đỗ tại sân cỏ, là sở chỉ huy của lực lượng không quân Pháp tại miền Bắc.

An ninh sân bay thời kỳ này được tổ chức nghiêm ngặt với hàng rào thép gai, hệ thống hào sâu, đèn pha, 6 lô cốt và lực lượng bảo vệ gồm lính Âu - Phi, lính dù, xe bọc thép và chó nghiệp vụ canh gác ngày đêm.

Tuy nhiên, chính tại đây đã diễn ra một trong những trận tập kích táo bạo và ghi dấu mốc lịch sử quan trọng của Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Sân bay đầu tiên của Hà Nội: Từng là chiến trường khói lửa ác liệt, đến nay đã không còn tồn tại- Ảnh 2.
Các khu nhà của sân bay Bạch Mai. Ảnh: Internet

Đêm 17, rạng sáng 18/1/1950, dưới sự chỉ huy của tiểu đoàn trưởng Trần Hải, đặc công Tiểu đoàn 108 phối hợp với du kích Tam Kim đã luồn qua hệ thống cống ngầm, chia làm ba mũi bí mật đột nhập sân bay Bạch Mai. Các chiến sĩ đặt mìn vào máy bay và kho xăng, gây nổ đồng loạt theo kế hoạch hiệp đồng. Kết quả, 25 máy bay bị phá hủy, 60 vạn lít xăng dầu, 32 tấn vũ khí và trang bị bị thiêu rụi.

>> Sân bay tại ‘Đà Lạt thứ 2 của Tây Nguyên’ nằm trên đồi núi có khả năng được hình thành trong tương lai

Chiến công gây chấn động này không chỉ làm rung chuyển bộ chỉ huy quân đội Pháp tại Hà Nội mà còn ghi nhận sự trưởng thành của lực lượng đặc công Việt Nam. Tiểu đoàn 108 đã được Chính phủ tặng thưởng Huân chương Quân công hạng Ba.

Sau khi tiếp quản Thủ đô năm 1954, sân bay Bạch Mai được Bộ Quốc phòng tiếp quản và giao cho Quân chủng Phòng không – Không quân sử dụng. Nơi đây trở thành căn cứ đóng quân của Bộ Tư lệnh và nhiều đơn vị chiến đấu quan trọng.

Sân bay đầu tiên của Hà Nội: Từng là chiến trường khói lửa ác liệt, đến nay đã không còn tồn tại- Ảnh 3.
Bảo tàng Phòng không - Không quân ngày nay. Ảnh: Internet

Trong cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ từ 1964 đến 1973, sân bay Bạch Mai tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong vận hành các chuyến bay chuyên cơ, trực thăng phục vụ lãnh đạo Đảng, Nhà nước đi công tác, chống bão lũ, cứu hộ cứu nạn và huấn luyện quân sự. Cuối tháng 12/1972, trong chiến dịch Linebacker II (Điện Biên Phủ trên không), sân bay bị máy bay B-52 Mỹ ném bom nhưng không trúng mục tiêu trọng yếu.

Ngoài vai trò quân sự, nơi đây cũng là trung tâm tập kết, huấn luyện lực lượng phục vụ các buổi lễ diễu hành lớn của quốc gia. Năm 1970, sân bay là nơi luyện tập cho cuộc duyệt binh "Mừng 25 năm đất nước nở hoa".

Từ thập niên 1990, Bộ Quốc phòng chủ trương giải quyết nhu cầu nhà ở cho sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp bằng cách chuyển đổi một phần đất doanh trại cũ thành khu tập thể gia đình. Trên nền sân bay Bạch Mai xưa, một khu dân cư sầm uất đã hình thành, mang dấu ấn quân đội trong lòng đô thị hiện đại.

Một phần diện tích sân bay hiện nay được chuyển đổi thành Bảo tàng Phòng không – Không quân, nơi lưu giữ hiện vật, tái hiện trận tập kích năm 1950 và quảng bá giá trị lịch sử của sân bay cho thế hệ sau.

>> Sân bay tại thành phố đảo đầu tiên của Việt Nam sẽ xây thêm đường băng, phục vụ sự kiện quốc tế đặc biệt quan trọng

Quận rộng nhất Hà Nội sắp có thêm nhà ở xã hội hơn 1.000 tỷ

Dự kiến đầu tư gần 83.000 tỷ làm tuyến đường nối Hà Nội tới sân bay quốc tế gần 30.000 tỷ tại tỉnh nhỏ nhất Việt Nam

Theo reatimes.vn
https://reatimes.vn/san-bay-dau-tien-cua-ha-noi-tung-la-chien-truong-khoi-lua-ac-liet-den-nay-da-khong-con-ton-tai-202250509174340844.htm
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Không phải Nội Bài, đây mới là sân bay đầu tiên của Hà Nội: Từng là chiến trường khói lửa ác liệt, đến nay đã không còn tồn tại
    POWERED BY ONECMS & INTECH