Được đưa vào sử dụng từ năm 2010 và là một trong những tổ hợp chung cư có vị trí "vàng" nhưng với quy hoạch không bài bản, KĐT giờ này cũ mèm, loang lổ đến khó tin.
Quy hoạch xây dựng từ những năm 2006, Khu đô thị (KĐT) Trung Hòa - Nhân Chính, quận Cầu Giấy, Hà Nội được ngành Xây dựng và chủ đầu tư đánh giá là KĐT hiện đại bậc nhất Thủ đô vì tích hợp nhiều tiện ích sẵn có của đô thị sầm uất, có vị thế đắc địa, với tổ hợp chung cư lớn nhất Hà Nội.
Tuy nhiên, đến nay, sau gần 20 năm khai thác, KĐT này đã bộc lộ những bất cập về quy hoạch thiếu tính toán, dẫn đến quá tải về hạ tầng và dân cư, cùng với tình trạng xuống cấp nội ngoại thất, hạn chế trong phòng cháy chữa cháy (PCCC)...
Khu đô thị nằm ở trên trục đường to, đẹp, trung tâm thành phố. Ảnh: Dân Việt
>> Vì đâu dự án cho 7.000 lao động tại khu đất 'vàng' bậc nhất Đà thành xây xong bỏ đó?
Khu đô thị này được UBND TP. Hà Nội phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 năm 2000, nằm trên trục đường mới Hoàng Đạo Thúy, từ năm 2010, KĐT khi mới đưa vào sử dụng có khoảng 2.400 căn hộ, với 10 tòa nhà chung cư cao tầng, dân số hơn 10.000 người. Đến nay, toàn khu đã có khoảng 30 tòa nhà cao tầng từ 17-34 tầng, dân số cũng tăng chóng mặt lên gấp 3-4 lần.
Chủ đầu tư của khu này là 2 doanh nghiệp. Trong đó, Tổng Công ty CP Xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (Vinaconex - thời điểm đó là doanh nghiệp Nhà nước) chủ đầu tư khu đất 34ha và và Công ty CP Đầu tư và Phát triển nhà số 6 Hà Nội (Handico6) lần lượt chủ 12,8ha.
Mặt bằng tại tầng 1 nhếch nhác đến khó tin. Ảnh: Thu Giang
Sau gần 20 năm với lượng cư dân quá tải đã khiến KĐT xuống cấp nhanh chóng, thiếu không gian vui chơi, giải trí. Mật độ xây dựng tăng nhanh, nhưng hầu hết các tòa chung cư ở đây chỉ có một tầng hầm để xe, thiếu nhà sinh hoạt cộng đồng. Phần lớn ô tô của cư dân phải gửi tại bãi trông giữ ngoài trời hoặc dưới lòng đường. Thậm chí, toàn bộ phần vỉa hè, sân chơi các tòa đều bị chiếm dụng để làm bãi đỗ xe.
Điều này cho thấy sự bất cập của quy hoạch đô thị thiếu dài hạn hơn chục năm trước đây, nhất là tình trạng nhồi nhét nhà cao tầng khiến bộ mặt cảnh quan đô thị "nhếch nhác" sau khi xuống cấp. Nếu ngay từ giai đoạn thiết kế, chủ đầu tư tính toán, tăng cường hiệu quả công năng cho các tòa chung cư, có lẽ sau vài chục năm, Hà Nội sẽ không phải đau đầu giải quyết hệ lụy.
Một số toà nhà đã bong tróc loang lổ. Ảnh: Anh ninh Tiền tệ
Vào năm 2019, Vinaconex lại đề xuất xây thêm toà nhà gara cao tầng, văn phòng kết hợp thương mại dịch vụ với quy mô 18 tầng có 5 tầng nổi đỗ xe. Đề xuất này ngay sau đó đã vấp phải sự phản đối quyết liệt của người dân.
Cư dân khu đô thị Trung Hoà – Nhân Chính đề nghị, thay vì xây thêm cao ốc, cần thiết dành khu đất để xây dựng khu vui chơi, công viên cây xanh, vườn hoa, nhà sinh hoạt cộng đồng… để giảm tải áp lực, nâng cao chất lượng cuộc sống của cư dân.
Hiện giá trung bình căn hộ chung cư tại đây dao động từ 33-45 triệu đồng/m2, 2-4 tỷ đồng/căn hộ.
Chung cư Hà Nội bước vào thời kỳ 'đối nghịch', chuyên gia chỉ lối đi đưa phân khúc này giảm giá
Giữa cơn ‘sốt’ nhà, truy tìm 10 chung cư giá cao nhất tại TP. HCM