Ngay đầu tháng 10/2022 hàng loạt ngân hàng tiếp tục điều chỉnh tăng lãi suất tiết kiệm.
Trong bối cảnh những kênh đầu tư từng mang lại mức sinh lời cao như chứng khoán, vàng và BĐS rơi vào trầm lắng thì gửi tiết kiệm trở thành kênh đầu tư hút lượng tiền lớn trong dân thời gian qua khi cuộc đua tăng lãi suất tiết kiệm giữa các ngân hàng đang diễn ra kịch tính.
Ngay đầu tháng 10 hàng loạt ngân hàng tiếp tục điều chỉnh tăng mạnh lãi suất tiết kiệm.
Theo đó, sau đợt tăng lãi tiết kiệm được các ngân hàng công bố ngày 23/9, biểu lãi suất tiền gửi tại các ngân hàng thương mại đầu tháng 10 tiếp tục ghi nhận xu hướng tăng rất mạnh khi mức lãi tiết kiệm trên 8%/năm trở nên phổ biến ở nhiều kỳ hạn.
Tháng 10/2022, nhiều ngân hàng tăng lãi suất huy động của nhiều kỳ hạn trong đó có những ngân hàng đang áp dụng biểu lãi suất tiết kiệm gần 9%.
Khách hàng có thể cân nhắc lựa chọn gửi tiền ở một số ngân hàng khác cũng có lãi suất tiết kiệm tương đối cạnh tranh như Bắc Á (8,3%/năm), Bảo Việt (7,9%/năm), Kiên Long (8,6%/năm), MSB (8%/năm), Nam Á Bank (8,4%/năm), PVcomBank (7,75%/năm), OCB (7,85%/năm), Techcombank (8%/năm); VPBank (8%/năm),... (một số ngân hàng có điều kiện về số tiền gửi và kỳ hạn gửi).
Thống kê cho thấy, lãi suất trung bình cho tiết kiệm 6 tháng đã đạt 6,45%/năm tại quầy và 6,85%/năm online. Nếu gửi 9 tháng, khách hàng lần lượt nhận lãi trung bình 6,54%/năm tại quầy và 6,93%/năm online.
Lãi suất trung bình cho gửi tiền 12 tháng toàn thị trường nâng lên 7,04%/năm tại quầy và 7,39%/năm đối với kênh online. Hiện có 19 ngân hàng trả lãi tiết kiệm 12 tháng tại quầy trên 7%, con số trên là 24 đơn vị nếu gửi online.
Cuộc đua lãi suất huy động cũng đang "nóng" với sự tham gia của cả 4 ngân hàng lớn có vốn Nhà nước là Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank).
Theo ghi nhận đến giữa tháng 10, lãi suất huy động cao nhất tại nhóm "Big 4" này là 6,4%/năm đối với hình thức gửi tiền tại quầy và lên tới 6,8%/năm với gửi tiền trực tuyến, kỳ hạn từ 12 tháng trở lên.
Ở nhóm ngoài quốc doanh, với kỳ hạn gửi tiền 36 tháng, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) đã niêm yết lãi suất gửi tiền lên tới 8,9%; lãi suất kỳ hạn gửi 24 tháng được SCB niêm yết ở mức 8,85%; kỳ hạn 18 tháng là 8,8%; kỳ hạn 13 tháng là 8,65%.
Đây là các diễn biến mới nhất được thông báo áo dụng trước động thái chung của ngành ngân hàng cũng như những vấn đề riêng của nhà băng này trong hơn 1 tuần trở lại đây.
Tại Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank), lãi suất kỳ hạn gửi tiền 36 tháng, 24 tháng, 18 tháng, 13 tháng đều là 8,8%. Còn với Ngân hàng TMCP Kiên Long (KienLong Bank) niêm yết lãi suất gửi tiền các kỳ hạn trên tương tự như nhau - ở mức 8,6%.
ACBS: NHNN nâng hạn mức room tín dụng, lãi suất điều hành tăng 0,5 - 0,75% từ nay đến cuối năm
Giá vàng có tiếp tục tăng trong năm 2025?
Lãi suất ngân hàng hôm nay 12/12: Muôn kiểu tặng lãi suất cho khách gửi tiền