Lạm phát Mỹ tăng trở lại sau nhiều tháng: Nỗi lo lãi suất chưa thể dứt?

27-05-2023 10:27|Thủy Tiên

Điều này làm dấy lên lo ngại về khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tiếp tục tăng lãi suất vào tháng tới.

Dữ liệu từ Bộ Thương mại Mỹ công bố ngày 26/5 cho thấy chỉ số giá tiêu dùng cá nhân (PCE) - thước đo lạm phát yêu thích của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) đã tăng trong tháng 4/2023, đảo ngược đà suy giảm những tháng trước. Điều này cũng làm dấy lên lo ngại về khả năng Fed sẽ tiếp tục tăng lãi suất vào tháng 6 tới.

Cụ thể, PCE tháng 4 đã tăng 4,4% so với cùng kỳ năm trước và tăng từ con số 4,2% của tháng trước đó. Ngoài ra, lạm phát cơ bản (không bao gồm thực phẩm và năng lượng) trong tháng 4 cũng tăng lên 4,7%.

Đây là lần đầu tiên PCE hàng năm của Mỹ tăng trong năm nay, với nguyên nhân chủ yếu là do tăng giá dịch vụ, thực phẩm và hàng hóa.

Fed khó hạ lãi suất?

Cho đến thời điểm hiện tại, FED đã tăng lãi suất 5 điểm phần trăm trong 14 tháng qua nhằm kéo lạm phát trở lại mục tiêu dài hạn là 2%.

Trước đó, Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết các hành động của Fed phụ thuộc vào dữ liệu thực tế, có nghĩa là cơ quan này sẽ theo dõi chặt chẽ những diễn biến của nền kinh tế quốc gia, trước khi đi đến quyết định về lãi suất tiếp theo vào ngày 14/6.

Lạm phát Mỹ tăng trở lại sau nhiều tháng: Nỗi lo lãi suất  chưa thể dứt?
Chỉ số PCE và PCE lõi (không bao gồm thực phẩm và năng lượng) của Mỹ qua các năm.

Trong khi một số thành viên của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC - cơ quan hoạch định chính sách của Fed), trong đó có Chủ tịch Powell, cho rằng lãi suất đã tăng đủ mức để “hạ nhiệt” lạm phát.

Thì một số thành viên khác như bà Lorie Logan, Chủ tịch Fed chi nhánh Dallas lại kỳ vọng Fed vẫn tiếp tục tăng lãi suất thêm một lần nữa tại cuộc họp tiếp theo vào tháng 6 tới.

Dữ liệu của CME Group cho thấy các nhà giao dịch kỳ vọng Fed sẽ tạm dừng chu kỳ thắt chặt tiền tệ vào ngày 14/6 tới. Tuy vậy, trong những ngày gần đây đã xuất hiện một số ý kiến cho rằng cơ quan này sẽ vẫn tăng lãi suất.

Nhưng quyết định đó phụ thuộc nhiều vào ba yếu tố chính là tình hình về trần nợ, điều kiện phát triển tài chính và các tác động trễ của lãi suất đối với nền kinh tế Mỹ.

Liên quan tới trần nợ, đến nay cuộc đàm phán giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và các thành viên đảng Cộng hòa tại Hạ viện, do Chủ tịch Kevin McCarthy dẫn đầu, vẫn chưa đi đến bất kỳ thỏa thuận nào để nâng trần nợ công.

Nếu kịch bản vỡ nợ xảy ra, nó sẽ gây ra những hậu quả thảm khốc cho nền kinh tế và thị trường tài chính, khiến Fed sẽ phải dừng các hành động liên quan đến quyết định lãi suất để chờ cho cuộc khủng hoảng được giải quyết.

Vì sao hai quốc gia châu Á này không muốn Mỹ vỡ nợ?

Đàm phán trần nợ công Mỹ vẫn bế tắc: Chỉ còn 10 ngày trước cơn bão vỡ nợ

Nhà đầu tư "tháo chạy" khỏi thị trường chứng khoán trước nguy cơ Mỹ vỡ nợ

Theo Kiến thức đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/lam-phat-my-tang-tro-lai-sau-nhieu-thang-noi-lo-lai-suat-chua-the-dut-185018.html
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Lạm phát Mỹ tăng trở lại sau nhiều tháng: Nỗi lo lãi suất chưa thể dứt?
POWERED BY ONECMS & INTECH