Làm sao để thoát được hàng FLC những ngày này?

14-01-2022 14:31|

Diễn biến tiêu cực tại nhóm cổ phiếu họ "FLC" những ngày này đã đang và sẽ tiếp tục gây thiệt hại tới túi tiền nhà đầu tư - nhất là những người lỡ tay đu đỉnh phiên 10/1 hay bắt đáy trong 4 phiên sàn gần nhất.

Ghi nhận trong phiên giao dịch 14/1/2022, các cổ phiếu "họ FLC" như FLC, ROS, HAI, KLF, AMD, ART tiếp tục chịu áp lực bán mạnh và đồng loạt giảm sàn "trắng bên mua" dù không ít cổ phiếu ngành bất động sản đã hồi phục sau những phiên giảm sâu.

Cụ thể, FLC dư bán sàn hơn 103 triệu cổ phiếu - tương đương 15% lượng cổ phiếu lưu hành của công ty. ROS cũng dư bán sàn gần 70 triệu cổ phiếu. Các trường hợp khác như ART, AMD, KLF, HAI cũng dư bán sàn hàng chục triệu cổ phiếu.

Việc dư bán sàn lượng lớn như vậy trong khi gần như không xuất hiện cầu đỡ giá khiến nhà đầu tư cổ phiếu "họ FLC" không thể thoát hàng và chịu tổn thất nặng sau chuỗi 4 phiên giảm sâu gần đây. Tính từ vùng đỉnh 24.000 đồng/cổ phiếu, FLC hiện đã mất 33% giá trị chỉ sau vài phiên giao dịch.

Nhìn lại lịch sử giá cổ phiếu FLC, có thể thấy, sau 10 năm (từ đầu 2012 đến cuối 2021) sau khi lập đỉnh tại mức trên 20.000 đồng, mã đã lao dốc về dưới mệnh giá và duy trì trong vùng này đến thời điểm cuối năm 2020 trước khi ghi nhận những khởi sắc trong năm 2021 và trở lại đỉnh 10 năm. 

Sau hành trình tăng giá mạnh, cổ phiếu FLC khởi động năm 2022 bằng cú sốc kinh điển đi vào lịch sử thị trường chứng khoán - Chủ tịch HĐQT Trịnh Văn Quyết bán chui 74,8 triệu cổ phiếu trong phiên 10/1 và cổ phiếu FLC khớp lệnh gần 290 triệu đơn vị chỉ sau 2 phiên.

fz.png

Diễn biến tiêu cực tại nhóm cổ phiếu "họ FLC" trong những ngày này đã đang và sẽ tiếp tục gây ảnh hưởng không nhỏ tới túi tiền các nhà đầu tư nhất là những nhà đầu tư đu đỉnh phiên 10/1 (thời điểm mã vẫn tăng trần) cũng như các nhà đầu tư lỡ tay bắt đáy trong những phiên giản sàn gần nhất. 

Theo ghi nhận trong phiên 13 và 14/1, thanh khoản của FLC giảm sốc về còn vài trăm nghìn đơn vị/phiên trong khi lượng chất bán sàn vẫn cao từ hàng chục triệu đơn vị.

Sau hành động "bán chui" cổ phiếu này, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã lập tức ra quyết định phong tỏa các tài khoản chứng khoán đứng tên ông Trịnh Văn Quyết từ ngày 11/1. Sau đó, Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE) cũng thông báo hủy toàn bộ giao dịch bán gần 75 triệu cổ phiếu FLC của ông Trịnh Văn Quyết trong ngày 10/1/2022 theo chỉ đạo của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

Đại diện lãnh đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng cho biết, sau khi quyết định hủy bỏ giao dịch bán gần 75 triệu cổ phiếu FLC ngày 10/1/2022 của ông Trịnh Văn Quyết, cơ quan quản lý đã khẩn trương tiến hành các công việc tiếp theo để xử lý vi phạm đối với sai phạm này.

Việc hủy giao dịch với một trường hợp không công bố thông tin là điều chưa có tiền lệ trên thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, nội dung này đã được quy định trong Quy chế hoạt động của HOSE.

Khoản 2, Điều 22 của quy chế này cho biết, trong trường hợp giao dịch đã được xác lập vi phạm quy định giao dịch hoặc làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của các nhà đầu tư hoặc toàn bộ giao dịch trên thị trường, Sở có thể công nhận hoặc hủy bỏ giao dịch sau khi báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

Quy mô và mức độ ảnh hưởng của giao dịch ngày 10/1 có thể cũng là lý do để cơ quan quản lý xem xét áp một biện pháp nặng tay.

Thành phố nhỏ nhất Việt Nam hút khách dịp lễ 30/4-1/5 cao gấp 2,7 lần lượt khách đến với Đà Nẵng

Khối nợ của Bamboo Airways phình to, Sacombank có góp phần 'bơm' thêm vốn?

Vụ Trịnh Văn Quyết: Khối tài sản 'khủng' của FLC thời điểm khởi tố vụ án gồm những gì?

Theo Kinh Tế Chứng Khoán
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/lam-sao-de-thoat-duoc-hang-flc-nhung-ngay-nay-121535.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Làm sao để thoát được hàng FLC những ngày này?
POWERED BY ONECMS & INTECH