Xã hội

Láng giềng Việt Nam cho ra đời radar có thể 'mò kim đáy biển', phát hiện các vật thể ở độ sâu 1.000m

Như Ý 12/12/2024 16:23

Phát hiện này từ các nhà khoa học Trung Quốc đang khiến nhiều người bất ngờ.

Một nghiên cứu mới đăng trên tạp chí Applied Optics cho thấy, các nhà khoa học Trung Quốc đã phát triển một công nghệ radar có khả năng "mò kim đáy biển". Với độ phân giải cực cao, radar này có thể phát hiện các vật thể ở độ sâu lớn một cách chính xác và chi tiết.

Cụ thể, các nhà khoa học trong nhóm nghiên cứu của Phó giáo sư Thượng Quan Minh Gia tại Đại học Hạ Môn, Trung Quốc đã tạo ra một bước đột phá trong công nghệ hải dương khi phát triển thành công hệ thống lidar Raman photon đơn đầu tiên trên thế giới, có khả năng "nhìn" xuống độ sâu 1.000m dưới đáy biển. Hệ thống này đã sử dụng tia laser để đo khoảng cách đến các vật thể.

Theo bài báo, radar được sử dụng trong các thí nghiệm có kích thước khá nhỏ gọn, chỉ dài 40cm và đường kính 20cm, đồng thời tiêu thụ rất ít điện năng, dưới 100 watt. Các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng radar này có khả năng phát hiện các vụ tràn dầu dưới nước từ khoảng cách lên tới 12m chỉ bằng một xung laser cực ngắn 1 microjoule và một kính viễn vọng nhỏ gọn 22,4mm.

Láng giềng Việt Nam cho ra đời radar có thể 'mò kim đáy biển', phát hiện các vật thể ở độ sâu 1.000m - ảnh 1
Phát hiện của các nhà khoa học có tiềm năng đáng kể trong việc phát hiện sớm sự cố tràn dầu cùng nhiều ứng dụng khác. Ảnh: Đại học Hạ Môn

Không chỉ giới hạn ở việc phát hiện tràn dầu, hệ thống này còn có khả năng phân tích và nhận diện đa dạng các loại vật liệu khác nhau trong môi trường nước phức tạp, mở ra nhiều ứng dụng tiềm năng trong lĩnh vực khảo sát đại dương và thăm dò tài nguyên biển sâu.

Nhờ khả năng chụp ảnh laser độ phân giải cao, công nghệ này có thể tạo ra những hình ảnh chi tiết về các vật thể nhỏ dưới nước, hỗ trợ đắc lực cho các hoạt động khảo cổ học, kiểm tra cấu trúc và các nhiệm vụ quân sự đòi hỏi độ chính xác cao.

Theo chia sẻ của nhà khoa học Thượng Quan Minh Gia, nhóm nghiên cứu đang hướng đến việc phát triển một hệ thống lidar Raman dưới nước mới, sử dụng laser có bước sóng ngắn hơn như laser xanh, nhằm khắc phục hạn chế hiện tại là sự nhiễu loạn từ hiện tượng phát quang của thực vật biển. Trong suốt ba năm qua, nhóm nghiên cứu của nhà khoa học này đã không ngừng nỗ lực phát triển công nghệ lidar đơn photon dưới nước, tạo ra nhiều hệ thống lidar khác nhau, đạt được những thành tựu đáng kể với 50 bằng sáng chế tại Trung Quốc và một bằng sáng chế tại Mỹ.

>> Láng giềng Việt Nam biến hang động 3.000m, rộng 130m thành nơi nghiên cứu Mặt Trăng

Vật thể bé xíu 'nấp' dưới lòng đất là 'kho báu' đắt giá nhất nhì hành tinh: Một viên bé bằng hạt đậu có thể giá 253 triệu đồng

Phong tỏa khẩn cấp 8 bãi biển do xuất hiện 2.000 vật thể lạ trôi dạt vào bờ: Chuyên gia tiến hành các cuộc thử nghiệm, khuyến cáo người dân không chạm vào hiện vật

Theo Thị trường tài chính
https://thitruongtaichinh.kinhtedothi.vn/kien-thuc/lang-gieng-viet-nam-cho-ra-doi-radar-co-the-mo-kim-day-bien-phat-hien-cac-vat-the-o-do-sau-1000m-132115.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Láng giềng Việt Nam cho ra đời radar có thể 'mò kim đáy biển', phát hiện các vật thể ở độ sâu 1.000m
    POWERED BY ONECMS & INTECH