Lãng phí nguồn năng lượng xanh, nguy cơ vừa thừa vừa thiếu điện

17-05-2023 06:30|Hồng Nhung

Trong khi nguy cơ thiếu điện rất lớn, nhưng việc huy động nguồn điện từ các dự án năng lượng tái tạo lại diễn ra khá đủng đỉnh.

Lãng phí nguồn năng lượng tái tạo

Nhu cầu điện của Việt Nam ước tính tăng 10% mỗi năm. Hiện ngành sản xuất điện đang gặp khó khăn khi chi phí nguyên liệu đầu vào liên tục tăng, buộc phải tăng giá điện để bù đắp chi phí sản xuất.

Nghịch lý là trong khi nguy cơ thiếu điện rất lớn, nhưng việc huy động nguồn điện từ các dự án năng lượng tái tạo diễn ra khá đủng đỉnh.

Các dự án điện gió, điện mặt trời cũng là nội dung được nhiều trang báo đăng tải trong thời gian qua. Cặp từ thường xuyên xuất hiện là dự án năng lượng tái tạo và đắp chiếu.

Thống kê cho thấy, có 87 dự án đã lỡ chuyến đò cuối giá FIT (biểu giá điện hỗ trợ) nên phải chấp thuận cơ chế chuyển tiếp với mức giá thấp hơn. Sự nở rộ của các nguồn năng lượng tái tạo tập trung ở phía Nam đã gây thêm nhiều khó khăn cho công tác vận hành hệ thống.

Để nguồn năng lượng tái tạo lãng phí thời gian dài, lỗi lớn của chính sách, chứ không phải nhà đầu tư. Sự bùng nổ của điện mặt trời từng được khen ngợi đi tắt đón đầu năng lượng tái tạo nay trở thành nạn nhân, nói đúng hơn là bị vướng, cơ chế vốn không theo kịp nhu cầu.

Sự phát triển quá nóng của điện mặt trời đến nay nảy sinh nhiều hệ lụy đẩy nhà đầu tư vào cảnh "trở đi mắc núi, trở về mắc sông".

EVN cũng chia sẻ các khó khăn với doanh nghiệp, người dân để giảm thiểu tác động lên sản xuất, kinh doanh và đời sống ở mức ít nhất.

Theo tính toán của Bộ Tài chính, nếu giá điện tăng 5% sẽ kéo theo CPI tăng 0,17%. Hiện nay, mức tăng giá điện là 3%, tác động lên CPI sẽ rất nhỏ. Nếu tính tác động tới giá thành các ngành sản xuất dùng nhiều điện như sản xuất thép, xi măng, giấy thì giá thành thép tăng khoảng 0,18%, giá thành xi măng tăng khoảng 0,45% và giá thành sản xuất giấy tăng khoảng 0,4%...

Tuy mức tăng giá điện không lớn, nhưng cũng sẽ tác động đến sản xuất kinh doanh và đời sống của người dân. Đối với doanh nghiệp sản xuất, trong bối cảnh đơn hàng ít, xuất khẩu giảm, việc tăng giá điện sẽ khiến mọi nỗ lực giảm giá thành và duy trì việc làm cho người lao động trở nên khó khăn hơn.

Còn với người tiêu dùng, mỗi tháng phải trả thêm từ 2.500 đồng - 27.200 đồng/hộ là số tiền không lớn, nhưng nếu các dịch vụ, hàng hóa khác cũng tăng theo giá điện thì chi phí sinh hoạt sẽ bị đẩy lên cao và sẽ trở thành gánh nặng cho nhiều gia đình.

Tham vọng sử dụng hydrogen xanh để sản xuất điện

Các chuyên gia ngành năng lượng cho biết một nguồn năng lượng đang ngày càng thu hút sự chú ý và có thể sẽ trở thành nguồn năng lượng linh hoạt nhất trong tương lai: Đó là năng lượng hydro.

Hydro có thể sử dụng để cấp điện cho mọi thứ từ tàu bè đến phi thuyền, cũng như cao ốc văn phòng, trung tâm giao thông, xe bus và xe hơi. Bởi vì hydro có thể được lưu trữ dưới dạng pin điện, dễ dàng được vận chuyển đến những địa điểm cần thiết.

Ngoài ra, cách phối trộn một phần với khí tự nhiên hoặc với than trong các nhà máy nhiệt điện khí và nhiệt điện than trong tương lai để giảm phát thải CO2.

Hiện nay rất nhiều quốc gia trên thế giới đã có chiến lược phát triển nghành hydrogen xanh, đưa ra những mục tiêu cụ thể trong trung, dài hạn. Đặc biệt một số quốc gia như như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, và các nước EU còn có kế hoạch nhập khẩu hydrogen từ các nước láng giềng và trong khu vực.

Theo nhiều chuyên gia nhận định công nghệ năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời đã phát triển mạnh mẽ trong những năm qua, đang mở ra những cơ hội to lớn để thúc đẩy ngành công nghiệp hydrogen xanh phát triển. Có những thời điểm điện năng sản xuất từ nhà máy điện gió và mặt trời quá lớn so với nhu cầu phụ tải, lúc đó phần điện năng dư thừa có thể sử dụng để sản xuất hydrogen.

Đây là một cách để lưu trữ năng lượng tái tạo dư thừa tránh tình trạng gây quá tải lưới và có thể bị sa thải công suất gây lãng phí tài nguyên quốc gia.

Dồn lực vào năng lượng tái tạo, REE “chốt lãi” khoản đầu tư tại Nhiệt điện Phả Lại (PPC)

Bằng mọi cách không để thiếu điện

Diễn đàn năng lượng sạch Việt Nam lần 3: Đề xuất giải pháp “cứu nguy” cho điện khí, điện gió

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/lang-phi-nguon-nang-luong-xanh-nguy-co-vua-thua-vua-thieu-dien-183249.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Lãng phí nguồn năng lượng xanh, nguy cơ vừa thừa vừa thiếu điện
POWERED BY ONECMS & INTECH