Lễ hội năm 2023 sẽ thu chi tiền công đức, tài trợ qua chuyển khoản

25-01-2023 20:17|Thúy Hạnh

Đơn vị quản lý di tích văn hoá phải mở tài khoản tiền gửi tại Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại để tiếp nhận, quản lý và sử dụng tiền công đức.

Theo đó, tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội bao gồm các khoản hiến, tặng cho, tài trợ của tổ chức, cá nhân cho việc bảo vệ, phát huy giá trị di tích và hoạt động lễ hội dưới hình thức bằng tiền (tiền mặt và chuyển khoản); bằng các loại giấy tờ có giá, kim khí quý, đá quý theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Nguồn tài chính để tổ chức lễ hội gồm tiền công đức, tài trợ cho hoạt động lễ hội; hỗ trợ, đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước; thu từ hoạt động dịch vụ trong khu vực tổ chức lễ hội (cho thuê địa điểm bán hàng lưu niệm, đồ ăn uống, quay phim, chụp ảnh, trông giữ xe, vận chuyển du khách) và dịch vụ khác phù hợp với quy định của địa phương; tiền lãi phát sinh trên tài khoản gửi mở tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại theo quy định; Ngân sách Nhà nước hỗ trợ đối với lễ hội truyền thống (nếu có).

tranh-cai-ve-minh-bach-trong-s-dung-tien-cong-duc.png

Cụ thể, đối với lễ hội do cơ quan Nhà nước tổ chức, đơn vị được ban tổ chức lễ hội giao thực hiện tiếp nhận, quản lý và sử dụng kinh phí cho công tác tổ chức lễ hội có trách nhiệm mở tài khoản tiền gửi tại Kho bạc hoặc ngân hàng thương mại để phản ánh việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội theo hình thức chuyển khoản, thanh toán điện tử.

Về tiếp nhận tiền mặt, cử người tiếp nhận, mở sổ ghi chép đầy đủ số tiền đã tiếp nhận. Đối với tiền trong hòm công đức (nếu có), định kỳ hàng ngày hoặc hàng tuần thực hiện kiểm đếm, ghi tổng số tiền tiếp nhận.

Đối với các khoản tiền đặt không đúng nơi quy định, không phù hợp với việc thực hiện nếp sống văn minh tại di tích được thu gom để kiểm đếm hoặc bỏ vào hòm công đức để kiểm đếm chung. Đối với số tiền mặt tạm thời chưa sử dụng thì gửi vào tài khoản mở tại Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại để bảo đảm việc quản lý an toàn, minh bạch.

Đối với giấy tờ có giá, đơn vị có trách nhiệm ghi tên giấy tờ có giá, số tiền ghi trên giấy tờ có giá, tổ chức phát hành. Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc được giao quản lý, sử dụng di tích chịu trách nhiệm về quản lý và sử dụng giấy tờ có giá, bao gồm thanh toán trước hạn hoặc thanh toán khi đến hạn, tùy theo yêu cầu quản lý và nguyện vọng của tổ chức, cá nhân hiến, tặng cho (nếu có).

Quy trình tiếp nhận thực hiện tương tự với kim khí quý, đá quý. Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc được giao quản lý, sử dụng di tích chịu trách nhiệm về quản lý và sử dụng giấy tờ có giá, bao gồm tổ chức bán đấu giá, bán cho ngân hàng thương mại hoặc đưa vào lưu giữ, trưng bày tại di tích, tùy theo yêu cầu quản lý và nguyện vọng của tổ chức, cá nhân hiến, tặng cho (nếu có).

Ngoài ra, Thông tư cũng quy định chi tiết việc quản lý, sử dụng tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội theo các chủ thể khác nhau như lễ hội không do Nhà nước tổ chức, chi Ngân sách Nhà nước cho lễ hội truyền thống, di tích đồng thời là cơ sở tôn giáo, di tích đồng thời là cơ sở tín ngưỡng, di tích thuộc sở hữu tư nhân… Thông tư có hiệu lực từ ngày 19/3.

Cựu trụ trì lĩnh án 468 năm tù vì tham ô hơn 200 tỷ đồng tiền công đức

Tạm đình chỉ 2 người nghi ‘biển thủ’ tiền công đức ở đền ông Hoàng Mười

Công an xác minh nghi vấn người 'biển thủ' tiền công đức ở đền ông Hoàng Mười

Bài thuộc chủ đề Du lịch, Khách sạn
Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/le-hoi-nam-2023-se-thu-chi-tien-cong-duc-tai-tro-qua-chuyen-khoan-166835.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Lễ hội năm 2023 sẽ thu chi tiền công đức, tài trợ qua chuyển khoản
POWERED BY ONECMS & INTECH