Loại cỏ mọc dại đầy đường lại là vị thuốc quý trị sỏi thận, làm mát gan
Thân cây và rễ của loại cỏ này đều có thể dùng làm thuốc.
Cỏ tranh (Imperata Cylindrical beauv) là loại cỏ mọc hoang phổ biến, thường được tìm thấy ở những khu đất trống, ven đường hay bờ ruộng. Cỏ tranh sống lâu năm, với chiều cao trung bình của thân cây dao động từ 30cm đến 90cm. Đặc biệt, thân cây và rễ của cỏ tranh đều có thể dùng làm thuốc.
Theo Đông y, cỏ tranh có vị ngọt tính cam hàn, quy vào kinh Tâm, Vị và Tùy. Nhờ vị thuốc này có tác dụng lương huyết sinh tân, thanh nhiệt lợi tiểu, thường được sử dụng để chủ trị các bệnh như: xuất huyết đường tiêu hóa, làm mát gan, lợi tiểu, viêm đường tiết niệu,…
Dưới đây là các bài thuốc Đông y sử dụng cỏ tranh
Bài thuốc trị xuất huyết đường tiêu hóa
Lấy 30g cỏ tranh, 20g lá sen cạn, 15g rau má, 10g hoa nhài, sắc với 500ml nước, đun sôi đến khi còn lại khoảng 200ml thì tắt bếp, chia thành nhiều lần uống trong ngày.
Bài thuốc làm mát gan
Lấy 20g cỏ tranh, 10g nhân trần, 10g atiso, sắc với 500ml nước, đun sôi đến khi còn lại khoảng 200ml thì tắt bếp, chia thành nhiều lần uống trong ngày.
Bài thuốc lợi tiểu
Lấy 20g cỏ tranh, 10g mã đề, 10g râu ngô, sắc với 500ml nước, đun sôi đến khi còn lại khoảng 200ml thì tắt bếp, chia thành nhiều lần uống trong ngày.
Trị sỏi thận bằng rễ cỏ tranh
Sử dụng bạch mao căn (rễ cỏ tranh) 20g, mộc thông 10g, cối xay 16g, kim tiền thảo 10g, đinh lăng 20g, cối xay 16g, mã đề thảo 20g. Sắc thuốc, uống 2 lần mỗi ngày. Dùng liên tục 4 – 5 ngày.
Hỗ trợ điều trị viêm thận cấp
Sắc 200gr rễ cỏ tranh khô trong 500ml nước trên lửa nhỏ. Khi nước thuốc còn lại khoảng 100 - 150ml, chia thành nhiều lần uống. Sử dụng thuốc này 2-3 lần mỗi ngày trong một tháng liên tục để đạt hiệu quả điều trị tốt.
Lưu ý nên sử dụng cỏ tranh tươi hoặc phơi khô để đảm bảo chất lượng; không nên sử dụng cỏ tranh đã bị mốc, hư hỏng. Đặc biệt, phụ nữ có thai và cho con bú nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
>> 3 loại rau ăn càng nhiều càng dễ sỏi thận, toàn loại người Việt thích ăn