Hàng hóa - Tiêu dùng

Loại lá xưa mọc đầy hàng rào, nay thành đặc sản ở thành phố muốn mua phải đặt trước, giá tới 50.000 đồng/kg

Ngọc Châu 13/04/2025 19:35

Từng mọc đầy ở hàng rào, ven đường làng, loại lá này nay bất ngờ "lên đời" thành đặc sản được "săn lùng" ở thành thị. Loại lá dân dã này không chỉ xuất hiện trong bữa cơm nhà mà còn có mặt tại nhiều nhà hàng, thậm chí phải đặt trước mới có hàng.

Ở các miền quê Việt Nam, hình ảnh cây mơ lông leo giàn, mọc ven rào hay bờ bụi vốn rất đỗi quen thuộc. Loài cây này có lá mọc cách, phiến lá hình bầu dục hoặc hình tim, dài từ 5–10 cm, rộng 2–4 cm, đầu nhọn, gốc tròn. Lá mơ có thể có màu lục cả hai mặt hoặc mặt trên màu lục, mặt dưới tía, mặt trên thường nhẵn bóng, còn mặt dưới có thể phủ lớp lông dày hoặc hoàn toàn trơn. Gân lá nổi rõ, cuống lá mảnh và dài khoảng 1–2 cm.

Loại lá xưa mọc đầy ở hàng rào, nay thành đặc sản ở thành phố muốn mua phải đặt trước, giá tới 50.000 đồng/kg
Cây mơ lông mọc ở bờ bụi, leo hàng rào là hình ảnh rất quen thuộc với người dân Việt Nam - Ảnh minh họa

>> Loại cá 'giá bèo' bán đầy chợ Việt, cực tốt cho tim mạch và xương khớp: Ăn đều giúp khỏe re, ít ai ngờ sản lượng tới 300.000 tấn

Từ cây dại ven rào đến đặc sản "chợ mạng"

Trước đây, cây mơ lông mọc hoang dại, không có giá trị kinh tế nên ít người chú ý. Sau một trận mưa, cây lại đâm chồi nảy lộc, xanh tốt quanh năm mà không cần chăm sóc. Thế nhưng hiện nay, lá mơ lông đã trở thành "đặc sản quê" xuất hiện tại một số chợ thành phố, thậm chí được rao bán phổ biến trên các trang thương mại điện tử và “chợ mạng” với giá khoảng 40.000–50.000 đồng/kg.

Chị Lê (32 tuổi, Hà Nam) chia sẻ, ngày trước ở quê nhà nào cũng trồng mơ lông vừa để ăn lá vừa làm hàng rào. “Bây giờ, hầu hết hàng rào đã xây bằng bê tông nên ít nhà còn giữ cây mơ. Muốn ăn lá mơ, tôi phải đi khắp làng xin hoặc ra chợ huyện mua mới có,” chị Lê nói.

Cũng theo chị Lê, ở các chợ quê hay thành phố giờ cũng hiếm người bán lá mơ lông. Nếu muốn mua số lượng lớn thường phải đặt trước.

Bạn Tú Anh (ở Nghệ An) chia sẻ: “Nhắc đến mơ lông, ai từng sống ở quê hẳn sẽ nghĩ ngay đến món trứng hấp lá mơ – một món ăn dân dã nhưng giàu dinh dưỡng. Chỉ cần vài quả trứng gà ta, một nắm lá mơ thái nhỏ, thêm chút gia vị rồi hấp cách thủy là đã có ngay món ăn thơm bùi, béo ngậy, vừa ngon lại vừa bổ."

Loại lá xưa mọc đầy ở hàng rào, nay thành đặc sản ở thành phố muốn mua phải đặt trước, giá tới 50.000 đồng/kg
Trứng gà hấp lá mơ – một món ăn dân dã nhưng giàu dinh dưỡng - Ảnh minh họa

Lá mơ lông trong y học cổ truyền

Không chỉ là một nguyên liệu trong các món ăn dân dã, lá mơ còn được biết đến là vị thuốc quen thuộc trong y học cổ truyền.

Theo Đông y, lá mơ có vị đắng, mát, hơi cay, có tác dụng sát trùng, thanh nhiệt, tiêu thực, hoạt huyết, giảm đau, giải độc, và hỗ trợ điều trị nhiều chứng bệnh như tiêu chảy, kiết lỵ, đầy hơi, đại tiện ra máu, ho đàm, phong thấp… Ngoài ra, cây còn được cho là giúp ích tinh, bổ khí, hỗ trợ người suy nhược hư lao.

Dù có nhiều công dụng, lá mơ lông chỉ đóng vai trò như một dược liệu hỗ trợ, không thể thay thế thuốc điều trị. Khi sử dụng, nên chọn lá sạch, ngâm trong nước muối loãng 20–30 phút để sát khuẩn trước khi dùng. Người có cơ địa dị ứng cần thận trọng, và nếu sử dụng lá mơ lông như một bài thuốc, nên tham khảo ý kiến thầy thuốc để đảm bảo liều lượng và cách dùng phù hợp.

>> Loài cá nghe tên rất lạ, nhìn 'sợ khiếp vía' xưa ít ai biết nay thành đặc sản nổi tiếng vì hương vị lạ, giá tới 160.000 đồng/kg

Loại cá 'giá bèo' bán đầy chợ Việt, cực tốt cho tim mạch và xương khớp: Ăn đều giúp khỏe re, ít ai ngờ sản lượng tới 300.000 tấn

Loài cá nghe tên rất lạ, nhìn 'sợ khiếp vía' xưa ít ai biết nay thành đặc sản nổi tiếng vì hương vị lạ, giá tới 160.000 đồng/kg

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/loai-la-xua-moc-day-o-hang-rao-nay-thanh-dac-san-o-thanh-pho-muon-mua-phai-dat-truoc-gia-toi-50000-dongkg-286568.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Loại lá xưa mọc đầy hàng rào, nay thành đặc sản ở thành phố muốn mua phải đặt trước, giá tới 50.000 đồng/kg
    POWERED BY ONECMS & INTECH