'Lượn vòng' các tỉnh miền Trung, nhà đầu tư sẽ ghé nơi đâu?

11-02-2024 18:16|Trâm Anh

Miền Trung là địa bàn chiến lược trong phát triển kinh tế biển của Việt Nam.

Trong nhiều năm qua, Chính phủ và chính quyền các địa phương khu vực này đã và đang thực sự nỗ lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, từng bước thay đổi toàn diện bộ mặt khu vực miền Trung. Đảng và Nhà nước cũng đặc biệt qua tâm đến miền Trung bằng việc đã ban hành Nghị quyết 36-NQ/TW năm 2018 về chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Đồng thời, các tỉnh miền Trung nước ta có nguồn lao động dồi dào, chủ yếu là lao động trẻ, khỏe, cần cù, thân thiện và hiếu học, có khả năng tiếp cận nhanh với công nghệ hiện đại, song chi phí nhân công lại thấp hơn so với các khu vực, địa phương và tỉnh thành khác.

Lượn vòng miền Trung, mỗi tỉnh thành đều có những vẻ đẹp rất riêng, những lý do rất riêng trong thu hút đầu tư, thu hút du lịch. Tuy nhiên, TP. Đà Nẵng, tỉnh Thừa thiên Huế, tỉnh Quảng Ngãi và tỉnh Quảng Nam vẫn được các nhà đầu tư ưu ái hơn trong thời gian qua nhờ sức hút vốn có của mình.

>> ‘Lượn vòng’ các tỉnh phía Bắc, nếu đầu tư bạn nên ghé nơi đâu?

Đà Nẵng - trung tâm logistic lớn nhất nước

Ngoài sự ưu đãi của thiên nhiên cho Đà Nẵng, thành phố còn được bao bọc bởi ba di sản văn hóa thế giới: Huế, Hội An, Mỹ Sơn. Xa hơn một chút nữa là di sản thiên nhiên thế giới vườn Quốc gia phong Nha – Kẻ Bàng. Vì thế Đà Nẵng được xem là điểm trung chuyển quan trọng trên con đường di sản miền Trung. Nhờ vậy Đà Nẵng được xem là thành phố của du lịch, thành phố của những di tích và của những danh lam thắng cảnh.

Đà Nẵng hiện được xem là một trong ba trung tâm bưu chính lớn nhất nước với tất cả các loại hình phục vụ hiện đại và tiện lợi, như điện thoại cố định, điện thoại di động, điện thoại thẻ, máy nhắn tin, Internet…, chuyển tiền nhanh, chuyển phát nhanh, điện hoa…

Mạng lưới viễn thông của thành phố hiện nay gồm 2 tổng đài chính và 12 tổng đài vệ tinh với dung lượng hơn 40.000 số. Chất lượng và số lượng các dịch vụ viễn thông ngày càng được nâng cao nhờ vào khai thác, sử dụng những công nghệ hàng đầu thế giới như mạng Viba số PDH – 140Mb/s, mạng cáp quang SDH – 2,5bb/s tổng đài Toll AXE-10… các tuyến cáp quang biển quốc tế, khu vực và quốc gia, đặc biệt là tuyến cáp quang biển SMW3 đã và sẽ đưa vào khai thác sử dụng cho phép Bưu điện Đà Nẵng nâng cao hiệu quả kinh doanh, phục vụ lên ngang tầm các nước trong khu vực.

screenshot-2024-02-11-at-08.48.16(1).png

Với một vị trí đặc biệt thuận lợi về giao thông đường biển, Đà Nẵng chỉ cách cảng Hải Phòng 310 hải lý, cảng Sài Gòn 520 hải lý, cảng Macao 480 hải lý, cảng Hồng Kông 550 hải lý, cảng Manila 720 hải lý, cảng Malaysia 720 hải lý, cảng Singapore 960 hải lý, cảng Đài Loan 1030 hải lý, cảng Thái Lan 1060 hải lý…nên rất thuận tiện cho việc đi lại, vận chuyển. Chỉ cần khoảng hai ngày đêm là các loại hàng hóa từ các nước trong khu vực Philippines, Malaysia, Singapore, Thái Lan…đã có thể đến Đà Nẵng và ngược lại.

Là thương cảng lớn thứ 3 của Việt Nam, cảng Đà Nẵng có độ sâu trung bình từ 15-20m, có khả năng tiếp nhận các tàu lớn có trọng tải đến 28.000 tấn và có chiều dài 220m. Vịnh Đà Nẵng rộng và kín gió, là nơi neo đậu tàu thuyền rất an toàn trong mùa mưa bão.

Vào những năm đầu thế kỉ 21, khi cảng Liên Chiểu với công suất 20 triệu tấn/năm được xây dựng xong thì hệ thống cảng Đà Nẵng được nối liền với cảng Kỳ Hà, Dung Quất ở phía Nam sẽ trở thành một cụm cảng liên hoàn lớn nhất nước, giữ vị trí quan trọng trên tuyến hàng hải Đông Nam Á và Đông Bắc Á.

Theo ông Hồ Kỳ Minh, Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng, đến nay, trên địa bàn thành phố có 1.016 dự án FDI với tổng vốn đầu tư trên 4,2 tỷ USD.

Hơn nữa, ở lĩnh vực tài chính ngân hàng, Đà Nẵng hiện là trung tâm lớn nhất của khu vực miền Trung – Tây Nguyên, với hơn 40 ngân hàng thương mại nhà nước, thương mại cổ phần, liên doanh, và công ty tài chính đang hoạt động, cùng với hàng chục trung tâm giao dịch chứng khoán quy mô lớn…

>> Tỉnh ‘bé hạt tiêu’ phía Bắc sắp đón loạt cảng thủy nội địa mới

Thừa thiên Huế - di sản văn hóa thế giới

Lâu nay, Huế vẫn được biết đến là thành phố mộng mơ với rất nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, dòng sông Hương êm đềm, những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể do chính con người tạo nên. Đó là các di tích lăng tẩm, phố cổ Bạch Đằng, Chi Lăng... Huế cũng là địa phương đầu tiên của Việt Nam có di tích được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1993.

Để đón đầu cơ hội đầu tư trước thời điểm Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc trung ương vào năm 2025, hiện nay nhiều doanh nghiệp có xu hướng đầu tư vào địa phương này.

screenshot-2024-02-11-at-08.49.40(1).png

Đối với nhóm nhà đầu tư trong nước, đã có nhiều "ông lớn" địa ốc đã đầu tư vào TP Huế cách đây vài năm trước như Bitexco, VinGroup, BRG... Hay "đại gia" họ Vinaconex cũng đã có mặt tại Huế với liên danh BGI Group - IUC Group, Vimeco, Văn Phú - Invest cũng đã đặt chân đến Huế tại khu A khu đô thị mới An Vân Dương (An Đông).

Động thái của các "ông lớn" địa ốc tại tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và TP Huế nói riêng đang kéo theo một làn sóng đầu tư mới vào Huế. Thị trường bất động sản tại đây cũng sôi động hơn. Theo đánh giá của các chuyên gia, Huế đang ở giai đoạn bắt đầu của chu kỳ mới của thị trường bất động sản, tạo cơ hội cho các nhà đầu tư đón trước cơ hội.

Bên cạnh đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư Thừa Thiên Huế cho biết, trong năm 2023, tình hình thu hút các dự án FDI của Thừa Thiên Huế đạt được một số kết quả đáng khích lệ.

Theo đó, tỉnh Thừa Thiên Huế cấp mới giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 11 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư 141,7 triệu USD (tương đương 3.389 tỷ đồng). Luỹ tiến đến nay trên địa bàn tỉnh có 126 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, với tổng vốn đầu tư đăng ký là 4,5 tỷ USD.

>> Một tỉnh sắp lên thành phố trực thuộc Trung ương, là 'điểm đến' của cả Carlsberg, Aeon Mall...

Cũng theo Sở Kế hoạch và Đầu tư Thừa Thiên Huế năm 2023, doanh thu khu vực đầu tư nước ngoài (FDI) ước đạt hơn 1,4 tỷ USD, đóng góp trên 10% GRDP toàn tỉnh, nộp ngân sách ước đạt 4.050 tỷ đồng, tăng 16,9% so với cùng kỳ; chiếm tỷ trọng 36,8% trong tổng thu ngân sách toàn tỉnh.

“Ưu tiên kêu gọi các nhà đầu tư uy tín, có thương hiệu trong các lĩnh vực kêu gọi đầu tư (các dự án hạ tầng KCN Quảng Vinh, KCN Phú Đa; các dự án nhà ở công nhân tại khu kinh tế, khu công nghiệp; các dự án phụ trợ cho ngành công nghiệp sản xuất, lắp ráp ôtô,...). Thu hút những nhà đầu tư là đối tác có uy tín của các ngân hàng, các quỹ đầu tư trong và ngoài nước; những nhà đầu tư đã sản xuất kinh doanh thành công tại các tỉnh, thành phố khác, có nhu cầu chuyển đến sản xuất kinh doanh tại Thừa Thiên Huế…”, Phó chủ tịch Phan Quý Phương thông tin.

Đến nay, tỉnh Thừa Thiên Huế đã trở thành điểm đến của một số tập đoàn trên thế giới trong nhiều lĩnh vực khác nhau như Carlsberg (Đan Mạch), Banyan Tree (Singapore), HBI (Hoa Kỳ), Scavi (Pháp), Luks ciment (Hồng Kông), CP (Thái Lan), Caribbean Cruise (Hoa Kỳ), Baosteel (Trung Quốc), SBH (Tây Ban Nha), Aeon Mall (Nhật Bản), Kanglongda (Trung Quốc)… với những sản phẩm mang lại giá trị kinh tế cao, qua đó góp phần ngày càng nâng cao vị thế của tỉnh Thừa Thiên Huế trong nước và trên thế giới.

>> Lộ diện địa phương 3 năm liên tiếp lọt top 'thành phố du lịch sạch ASEAN'

Một tỉnh ven biển miền Trung ghi nhận hàng loạt chỉ tiêu kinh tế bứt phá ngay từ đầu năm 2024

Ngư dân miền Trung rộn ràng chuyến biển cuối năm

Dòng sông miền Trung duy nhất có dòng chảy ngược, nước 'khuấy không vẩn đục', gắn liền với một Di sản văn hóa phi vật thể nổi tiếng

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/luon-vong-cac-tinh-mien-trung-nha-dau-tu-se-ghe-noi-dau-222801.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
'Lượn vòng' các tỉnh miền Trung, nhà đầu tư sẽ ghé nơi đâu?
POWERED BY ONECMS & INTECH