Vĩ mô

Lý do chỉ định lãnh đạo cấp tỉnh, xã sau sáp nhập

Luân Dũng 04/05/2025 16:50

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Nguyễn Phương Thủy đã lý giải về việc chỉ định nhân sự lãnh đạo ở địa phương khi sáp nhập tỉnh, cũng như đề xuất rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.

Chiều 4/5, Tổng Thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng chủ trì họp báo thông tin dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.

Đã được đặt ra từ nhiều nhiệm kỳ trước

Tại họp báo, trả lời câu hỏi liên quan đến việc xem xét trình Quốc hội việc rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV, đại biểu HĐND nhiệm kỳ 2021 - 2026, bà Nguyễn Phương Thủy - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp - cho biết, nội dung này đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến bước đầu.

Lý do chỉ định lãnh đạo cấp tỉnh, xã sau sáp nhập ảnh 1
Bà Nguyễn Phương Thủy - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp. Ảnh: Như Ý.

Theo bà Thủy, việc rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn và việc này đã được đặt ra từ nhiều nhiệm kỳ trước đây.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp lý giải, Đại hội Đảng toàn quốc thường diễn ra vào tháng 1 và tiến hành bầu cử Quốc hội vào ngày 19/5. Với khoảng 4 tháng để tiến hành bầu cử, kiện toàn nhân sự cấp cao của Đảng, Nhà nước, thời gian như vậy là khá dài.

Thực hiện yêu cầu về sắp xếp chức bộ máy, hoàn thiện tổ chức, nhân sự các cơ quan, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét, nhất trí chủ trương báo cáo Quốc hội xem xét, rút ngắn 3 tháng nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp 2021 - 2026, để nhiệm kỳ Quốc hội lần tới sẽ được tiến hành gần nhất có thể với thời gian diễn ra Đại hội Đảng toàn quốc.

"Như vậy sẽ có điều kiện hơn trong kiện toàn, tổ chức bộ máy các cơ quan của Đảng, Nhà nước", bà Thủy nêu rõ.

Với tinh thần đó, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND sẽ nghiên cứu sửa đổi theo hướng đơn giản hóa các khâu, các bước trong bầu cử, cũng như rút ngắn thời gian thực hiện, đảm bảo công tác bầu cử được tiến hành khẩn trương nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu.

Chỉ định nhân sự chỉ thực hiện năm 2025

Trả lời câu hỏi về việc chỉ định nhân sự cấp cao ở các đơn vị hành chính khi thực hiện sắp xếp, bà Thủy cho biết, việc này đã được nghiên cứu thảo luận kỹ. Bộ Chính trị cũng đã ban hành kết luận về cơ chế chỉ định, bổ nhiệm người giữ các chức vụ trong HĐND, UBND sau sắp xếp, thay cho việc tiến hành bầu tại HĐND như lâu nay.

Cơ chế này lâu nay chưa thực hiện, nhưng theo bà Thủy, lần sắp xếp này rất đặc biệt và khác biệt so với các lần sắp xếp đơn vị hành chính khác. Trước đây, chúng ta đã tiến hành sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã. Nhưng lần này, ngoài nhập các xã, sáp nhập tỉnh, chúng ta còn thực hiện chủ trương không tổ chức đơn vị hành chính cấp huyện. Do đó, các cơ quan của chính quyền địa phương cũng sẽ kết thúc hoạt động cùng với thời điểm tiến hành nhập các tỉnh, các xã.

Để đáp ứng các yêu cầu về sắp xếp, bố trí cán bộ, đặc biệt là cán bộ đang công tác ở cấp huyện, khai thác tối đa nguồn nhân lực hiện có, Bộ Chính trị đã có chỉ đạo trong lần sắp xếp này sẽ thực hiện cơ chế chỉ định, bổ nhiệm với người giữ chức vụ lãnh đạo các cơ quan HĐND, UBND ở các đơn vị thực hiện sắp xếp.

Bà Thủy nhấn mạnh, việc này cũng chỉ thực hiện trong năm 2025 - áp dụng trong lần thực hiện sắp xếp, còn từ các lần sau vẫn trở về cơ chế bình thường là HĐND bầu các chức danh.

Nội dung này cũng được ghi nhận trong lần sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013, với quy định chuyển tiếp để làm cơ sở pháp lý cho việc thực hiện.

>> Sau sáp nhập dự kiến cấp tỉnh giảm 18.440 biên chế, cấp xã giảm 110.780 biên chế

Hai xã đảo duy nhất của Việt Nam được giữ nguyên hiện trạng sau sắp xếp đơn vị hành chính

Thông tin mới nhất về mô hình 11 đặc khu của Việt Nam sau sắp xếp đơn vị hành chính

Theo tienphong.vn
https://tienphong.vn/ly-do-chi-dinh-lanh-dao-cap-tinh-xa-sau-sap-nhap-post1739305.tpo
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Lý do chỉ định lãnh đạo cấp tỉnh, xã sau sáp nhập
    POWERED BY ONECMS & INTECH