Bất động sản

Tỉnh được xem là 'cửa ngõ' vùng Đồng bằng sông Hồng sẽ tinh gọn đơn vị hành chính, giảm còn 66 xã, phường

Lan Ngọc 04/05/2025 18:00

Sau sắp xếp, địa phương sẽ hình thành 64 đơn vị hành chính cấp xã mới, đưa tổng số đơn vị hành chính cấp xã toàn tỉnh còn 66 (gồm 7 phường và 59 xã), giảm 141 đơn vị so với hiện tại.

HĐND tỉnh Phú Thọ vừa ban hành Nghị quyết số 11/NQ-HĐND, thống nhất chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh trong năm 2025.

Theo phương án đề ra, tỉnh sẽ tiến hành sắp xếp 205 đơn vị hành chính cấp xã, ngoại trừ hai xã giữ nguyên hiện trạng là xã Thu Cúc (huyện Tân Sơn) và xã Trung Sơn (huyện Yên Lập) do đã đạt tiêu chuẩn theo quy định.

> > Chỉ 4 tháng nữa, cao tốc kết nối siêu sân bay của Việt Nam đến ‘thiên đường biển đảo phía Nam’ dự kiến sẽ khởi công

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Sau sắp xếp, Phú Thọ sẽ hình thành 64 đơn vị hành chính cấp xã mới, đưa tổng số đơn vị hành chính cấp xã toàn tỉnh còn 66 (gồm 7 phường và 59 xã), giảm 141 đơn vị so với hiện tại.

Việc sắp xếp căn cứ trên các tiêu chí về diện tích, dân số, yếu tố lịch sử, văn hóa, tôn giáo, quốc phòng – an ninh và đặc biệt là dựa trên sự đồng thuận cao của người dân, với tỷ lệ 97,58% cử tri được lấy ý kiến đồng ý với đề án.

Tại TP. Việt Trì, số đơn vị hành chính cấp xã sẽ giảm mạnh, từ 20 xuống còn 5 (gồm 4 phường và 1 xã). Cụ thể, phường Việt Trì mới được thành lập từ việc sáp nhập các phường Tân Dân, Gia Cẩm, Minh Nông, Dữu Lâu và xã Trưng Vương.

Phường Nông Trang mới hình thành từ phường Nông Trang, Minh Phương và xã Thụy Vân.

Phường Thanh Miếu được sáp nhập từ các phường Thanh Miếu, Thọ Sơn, Bạch Hạc, Tiên Cát và xã Sông Lô.

Phường Vân Phú mở rộng trên cơ sở phường Vân Phú hiện hữu cùng các xã Phượng Lâu, Kim Đức và Hùng Lô.

Xã Hy Cương mới sẽ bao gồm ba xã Hy Cương, Thanh Đình và Chu Hóa.

Tương tự, các địa phương khác cũng sẽ tiến hành sắp xếp quy mô lớn: Thị xã Phú Thọ từ 9 xã, phường xuống còn 3 phường (Phú Thọ, Phong Châu, Âu Cơ); huyện Lâm Thao từ 12 xã xuống còn 4; huyện Phù Ninh từ 17 xã còn 5; huyện Thanh Ba từ 19 xã còn 6; huyện Đoan Hùng từ 14 xã còn 5; huyện Hạ Hòa từ 20 xã còn 6; huyện Cẩm Khê từ 16 xã còn 6; huyện Tam Nông từ 12 xã còn 4; huyện Thanh Thủy từ 11 xã còn 3; huyện Thanh Sơn từ 23 xã còn 7; huyện Tân Sơn từ 17 xã còn 6 và huyện Yên Lập từ 17 xã còn 6.

Trung tâm hành chính và trụ sở làm việc của các xã mới sẽ được bố trí tại các vị trí thuận lợi, đảm bảo hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, giao thông kết nối tốt và có tiềm năng phát triển lâu dài. Việc sắp xếp được thực hiện trên tinh thần hài hòa, hạn chế tối đa sự chênh lệch giữa các địa phương.

Về tổ chức bộ máy, tỉnh dự kiến bố trí bình quân 32 biên chế/xã, phường (không bao gồm khối đảng, đoàn thể). Đội ngũ người hoạt động không chuyên trách cấp xã sẽ chấm dứt, chuyển sang hoạt động tại khu dân cư. Tổng số cán bộ, công chức cấp xã và huyện hiện nay là khoảng 5.914 người.

Sau sắp xếp, dự kiến còn lại khoảng 3.300 cán bộ, công chức cấp xã, đồng nghĩa với khoảng 2.614 người sẽ thuộc diện dôi dư và được bố trí lại theo hướng dẫn của Trung ương.

Tỉnh Phú Thọ được xem là "cửa ngõ" kết nối giữa vùng Đồng bằng sông Hồng và các tỉnh miền núi phía Bắc.

Tỉnh Phú Thọ hiện có diện tích tự nhiên là 3.535km2 với mức dân số 1.540.608 người, GRDP trong năm 2024 đạt 107.300 tỷ đồng.

Theo dự thảo nghị quyết và tờ trình về sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, các tiêu chí quan trọng được đưa ra gồm: Diện tích tự nhiên, quy mô dân số, lịch sử, truyền thống, văn hóa, tôn giáo, dân tộc, địa kinh tế, địa chính trị, quốc phòng và an ninh.

Trong khi đó, 52 đơn vị hành chính cấp tỉnh còn lại thuộc diện phải sắp xếp. Trong số này có 4 thành phố trực thuộc Trung ương là Hải Phòng, TP.HCM, Đà Nẵng và Cần Thơ.

Cùng với đó là 48 tỉnh gồm: Hà Nam, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Thái Bình, Hải Dương, Nam Định, Ninh Bình, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Hòa Bình, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Ninh Thuận, Quảng Trị, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Đắk Nông, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Thuận, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bến Tre, Bạc Liêu, Vĩnh Long, Hậu Giang, Trà Vinh, Tiền Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, An Giang, Long An, Cà Mau, Quảng Nam, Bình Định, Đắk Lắk, Đồng Nai, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng và Kiên Giang.

> > Sân khấu lớn chưa từng có tại một tỉnh miền núi phía Bắc, diện tích 2.000m2 đón 10.000 khán giả

Hai xã đảo duy nhất của Việt Nam được giữ nguyên hiện trạng sau sắp xếp đơn vị hành chính

Thông tin mới nhất về mô hình 11 đặc khu của Việt Nam sau sắp xếp đơn vị hành chính

Theo reatimes.vn
https://reatimes.vn/tinh-duoc-xem-la-cua-ngo-vung-dong-bang-song-hong-se-tinh-gon-don-vi-hanh-chinh-giam-con-66-xa-phuong-202250503214907054.htm
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Tỉnh được xem là 'cửa ngõ' vùng Đồng bằng sông Hồng sẽ tinh gọn đơn vị hành chính, giảm còn 66 xã, phường
    POWERED BY ONECMS & INTECH