Do ảnh hưởng bởi chính sách Zero Covid của Trung Quốc nên ký kết hợp tác chiến lược giữa Vinfast và CATL đã được diễn ra tại trụ sở ở Nhật Bản.
Thời gian gần đây, trên mạng xã hội xuất hiện một số thông tin thất thiệt, sai sự thật liên quan đến ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup gây hoang mang dư luận và ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán.
Dù đã được đại diện Bộ Công an liên tiếng "giải oan" nhưng vẫn có nhiều người lựa chọn tin vào những lời tin đồn được lan truyền.
Ngày 30/10 vừa qua, ông Phạm Nhật Vượng đã có mặt tại Osaka, Nhật Bản và cùng với ông Robin Zeng, Chủ tịch CATL chứng kiến chứng kiến buổi ký kết biên bản ghi nhớ về hợp tác chiến lược giữa CATL và VinFast. Thông tin này lại một lần nữa dẹp tan tin đồn và "khẳng định ông Phạm Nhật Vượng không nằm trong danh sách cấm xuất cảnh, hoạt động của Vingroup ổn định bình thường."
Bên cạnh đó, cũng có nhiều người đặt ra nghi vấn khi tại sao buổi ký kết lại được diễn ra ở Nhật Bản. Bởi lẽ đối tác lần này của Vinfast là Contemporary Amperex Technology (CATL) - nhà sản xuất pin ô tô điện lớn của thế giới có trụ sở chính đặt tại Ninh Đức, Phúc Kiến, Trung Quốc.
Trên thực tế, ngoài trụ sở chính, CATL là doanh nghiệp có chi nhánh tại nhiều quốc gia, trong đó có một trụ sở lớn ở Osaka, Nhật Bản. Đặc biệt trong bối cảnh Trung Quốc vẫn đang thực hiện chính sách Zero Covid với các đợt phong tỏa kéo dài tại nhiều khu vực, người nhập cảnh cũng phải tiến hành cách ly tập trung ít nhất 7 ngày. Vì vậy việc ký kết hợp tác giữa Vinfast và CATL diễn ra tại Nhật Bản là điều toàn bình thường, đảm bảo sự thuận tiện và mang lại lợi ích cho cả 2 bên.
Về chính sách Zero Covid của Trung Quốc, dù đại dịch đã diễn ra gần 2 năm nhưng quốc gia này vẫn đang thực hiện chủ trương “không khoan nhượng với Covid”. Các biện pháp cứng rắn như phong tỏa, xét nghiệm trên diện rộng, kiểm dịch biên giới, cách ly người nhập cảnh,... vẫn được quốc gia tỷ dân này áp dụng.
Trung Quốc hiện đang giữ vị thế chi phối trong thương mại toàn cầu. Vậy nên chính sách này cũng khiến cho nền kinh tế thế giới bị ảnh hưởng rất lớn.
Zero Covid đã làm giảm nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc đối với hàng hóa từ nước ngoài. Tác động, ảnh hưởng cũng đã được cảm nhận rõ trên khắp châu Á. Ngành chế tạo tại Đài Loan/Trung Quốc, từng ghi nhận xu thế bùng nổ từ giữa năm 2020 đến cuối năm 2021 dựa vào xuất khẩu thiết bị điện từ, đã suy yếu trong ba tháng đầu năm nay. Cùng lúc, Thái Lan cũng giảm 1% dự báo tăng trưởng GDP trong năm 2022, xuống còn 2,5-3%, mà nguyên nhân chính là do thách thức đến từ suy giảm tăng trưởng ở Trung Quốc và xung đột Ukraine.
Các thị trường mới nổi có thế mạnh về xuất khẩu hàng hóa cũng phải chịu ảnh hưởng do nguồn cung nguyên liệu thô của Trung Quốc được nhập khẩu từ những nước này.
Còn với Việt Nam, chính sách Zero Covid đã tác động mạnh đến hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc. Trong đó, ngành thủy sản, cảng biển chịu thiệt hại nặng nề nhất do nhu cầu tiêu thụ thủy sản giảm đột ngột.
Trung Quốc phong tỏa một số thành phố lớn, các trung tâm sản xuất, thương mại… cũng làm hạn chế hoạt động giao thương giữa hai nước, làm sụt giảm sản lượng hàng hóa thông qua hệ thống cảng Việt Nam.
Dẹp tan tin đồn, Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng sang Nhật Bản ký hợp tác chiến lược
Vingroup (VIC) bắt tay PV Power (POW) phát triển hệ thống 1.000 trạm sạc xe điện trên toàn quốc
Kết thúc thương vụ lịch sử, Vinhomes (VHM) mua tổng 247 triệu cổ phiếu quỹ