Mâm cúng vía Thần Tài 2023 đúng lễ cho người kinh doanh

30-01-2023 15:32|Nam Anh

Đối với những người kinh doanh, mâm cúng vía Thần Tài đúng lễ thường được chú trọng để cầu may mắn, tài lộc trong năm mới.

Ngày vía Thần Tài được coi là ngày quan trọng trong năm đối với những người làm kinh doanh. Năm Quý Mão 2023, ngày vía Thần Tài rơi vào mùng 10 tháng Giêng Âm lịch (ngày Kỷ Sửu tháng Giáp Dần), tức thứ Ba ngày 31 tháng 1 Dương lịch.

Vào ngày này, bên cạnh việc mua vàng cầu may, nhiều người còn sắm sửa lễ vật cúng Thần Tài để việc làm ăn buôn bán được thuận lợi. Để cầu một năm mới may mắn, thịnh vượng về tài lộc, việc chuẩn bị mâm lễ cúng đúng lễ vào ngày này là điều được những người làm kinh doanh đặc biệt coi trọng.

Lưu ý trước khi cúng Thần Tài

Bàn thờ Thần Tài đặt dưới đất, nơi trang nghiêm hướng ra cửa chính. Nên đặt bàn thờ ở nơi góc nhà, gần cửa chính nhưng tránh lối đi lại để đỡ ồn ào. Chú ý không đặt bàn thờ Thần Tài nhìn ra hướng Ngũ Quỷ: Đông Bắc, hướng Tây Nam.

Trước khi dâng lễ cúng, gia chủ cần lau bụi, sắp xếp lại để mặt trước bàn thờ gọn gàng, sạch sẽ. Những người cẩn thận trước ngày mùng 10 tháng Giêng thường lau bàn thờ, lau tượng ông Thần Tài và ông Thổ Địa bằng nước thơm, nước có ngâm hoa tươi hoặc rượu trắng để tẩy bụi.

Mâm cúng Thần Tài không chỉ là nghi thức cầu may về đường tài lộc cho gia đình mà còn là một cách tưởng nhớ vị thần dân gian. Ngoài ngày vía Thần Tài vào mùng 10 tháng Giêng, ngày mùng 1 và ngày Rằm cũng thường được dâng hoa thơm, trái ngọt và thắp hương cầu mong.

Trang phục khi cúng ngày vía Thần Tài nên lịch sự, trang trọng, đầu tóc gọn gàng.

Mâm lễ cúng vía Thần Tài đầy đủ, đúng lễ

Bộ Tam sinh (thường gọi là bộ tam sên, tam sanh)

Ý nghĩa ban đầu của bộ Tam sinh là tượng trưng cho lễ vật thuộc Thổ - Thuỷ - Thiên.

Chẳng hạn như lễ vật dâng cúng trong mâm Tam sinh gồm có thịt heo (khúc thịt heo luộc hoặc quay tượng trưng cho vật sống trên cạn (loài thai sinh), 3 con tôm hoặc 1 con cua luộc chín đại diện cho vật sống dưới nước (loài thấp sinh) và 1 hoặc 3 quả trứng luộc tượng trưng cho vật thuộc hệ lông vũ bay trên trời (loài noãn sinh).

Ở phía Nam, trong mâm cúng Tam sinh, người dân cúng thêm cá lóc nướng. Con cá lóc không cạo vảy, không cắt đuôi, được nướng trui nguyên con. Ở Huế, người dân có sử dụng thêm lưỡi heo hoặc mép bò. Bên cạnh đó, việc thêm các loại tôm cua đắt tiền như cua Hoàng đế hay tôm hùm là tuỳ thuộc vào điều kiện của mỗi gia đình. Miễn đảm bảo bộ Tam sinh cơ bản là được.

Bộ Tam sinh không chỉ dùng trong ngày cúng vía Thần Tài mà còn được bày trong những ngày lễ cúng như khai trương, động thổ, cúng thổ thần, thuỷ thần,...

Các loại bánh ngày vía Thần Tài

Trong mâm cúng ngày vía Thần Tài, không thể thiếu các loại bánh. Ở nhiều nơi, người ta dâng cúng cả bánh hỏi hoặc bánh trôi. Tuy nhiên, đặc sắc hơn phải kể đến các loại bánh ngọt và bánh kẹo thông thường.

Cứ gần đến ngày vía Thần Tài, hàng loạt các cửa tiệm bán các loại bánh may mắn để cúng ngày vía Thần Tài như bánh bao, bánh kem hoặc bánh dứa Thần Tài tạo hình đào tiên, thỏi vàng, hũ vàng, túi tiền, set ngọc thực, oản...

Bên cạnh đó, mâm lễ còn có xôi gấc đỏ hoặc xôi đậu xanh tạo hình chữ Phúc, Lộc, Thọ. Nhiều chị em còn bày xôi ngũ sắc cho thêm may mắn, đẹp đẽ. Phần lớn, mọi người thường mua sẵn về chỉ việc hấp chín hoặc bày biện luôn mâm lễ rất tiện lợi và đẹp mắt.

Hoa thơm, trái ngọt

Để mâm lễ cúng bàn thờ Thần Tài thêm đủ đầy, không thể thiếu hoa và quả. Quả tươi thường được chọn như dứa, chuối chín, hoặc ngũ quả may mắn như xoài, cam quýt, phật thủ, táo, nho,... Quả được rửa sạch, lau khô, xếp gọn gàng trên đĩa.

Các loại hoa tươi thơm như hoa cúc, hoa hồng không gai,... Nhiều gia đình vẫn chọn hoa ly màu hồng đậm mà không kiêng kỵ gì. Cũng như bày trên bàn thờ khác, hoa quả trên bàn thờ Thần Tài cũng không chọn những loại quả có gai như sầu riêng, mít...

Trầu cau cũng là phần lễ vật quan trọng cần có trong mâm cúng. Cau tươi tròn trịa, xanh mỡ màng, cùng với lá trầu bóng khoẻ, không bị rách héo. Nhiều chị em tỉ mỉ hơn còn chọn trầu têm cánh phượng gài thêm hoa.

Một số lễ vật khác

- Gạo, muối, trà, rượu: Một đĩa/hũ gạo và muối, trà khô và chai rượu nhỏ là lễ vật nhỏ có trong mọi mâm cúng cần có. Đây là những vật tượng trưng cho cuộc sống no đủ, êm ấm, được đặt từ đầu năm tới cuối năm mới đem thay.

- Hương nến đèn: Nến và hương là lễ vật cần thiết. Đèn điện màu nhiều nhà không sử dụng. Phần hương nhang nên chọn loại làm từ thảo mộc tự nhiên, tránh loại tẩm hoá chất nhiều gây hại cho sức khoẻ.

- Đồ mã: Chủ yếu phần đồ mã trong ngày vía Thần Tài là các loại tiền giấy, mã kim, vàng thỏi bằng giấy,... Phần lễ này nên có nhưng không cần nhiều, khía cạnh khác để bảo vệ môi trường.

Ngoài ra, mâm cúng ngày vía thần Tài còn có hai bát hương, hai cây đèn nhỏ, một khay nước gồm 3 cốc nước và 2 chén rượu. Mâm cúng ngày thường là hoa quả, đồ chay, (còn ngày vía Thần Tài có đồ mặn gồm 1 miếng thịt, 1 con tôm, 1 quả trứng luộc).

Văn khấn ngày Rằm tháng 3 năm Giáp Thìn chuẩn nhất để cả tháng may mắn, rước lộc đầy nhà

Tết Hàn Thực 2024 là ngày nào? Làm gì để được phước tổ tiên, cả năm may mắn?

Bài thuộc chủ đề Dịch vụ, Bán lẻ
Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/mam-cung-via-than-tai-2023-dung-le-cho-nguoi-kinh-doanh-167184.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Mâm cúng vía Thần Tài 2023 đúng lễ cho người kinh doanh
    POWERED BY ONECMS & INTECH