Mỏ vàng được 'chôn' 4km dưới lòng đất sâu nhất thế giới: Đủ xếp chồng 10 tòa nhà 100 tầng lên nhau, huy động hơn 2.000kg thuốc nổ dọn dẹp 6.400 tấn đá mỗi ngày
Nằm sâu 4km bên dưới bề mặt Trái Đất, thợ mỏ làm việc trong mỏ vàng này phải đi thang máy 90 phút mới tới nơi.
Mỏ vàng Mponeng tọa lạc tại tỉnh Gauteng, Nam Phi lập kỷ lục là mỏ vàng sâu nhất hành tinh và là một trong những mỏ vàng lớn nhất thế giới. Nằm ở độ sâu 4km dưới bề mặt Trái Đất, việc tiếp cận khu vực khai thác là một thách thức lớn. Các thợ mỏ phải dành tới 90 phút di chuyển bằng thang máy để đến nơi làm việc. Họ luôn phải mặc đồ bảo hộ chuyên dụng và mang theo thiết bị thở khẩn cấp, sẵn sàng đối mặt với những điều kiện khắc nghiệt trong lòng đất theo IFL Science.
Độ sâu của mỏ đủ để xếp chồng 10 tòa nhà cao 102 tầng lên nhau. Chưa kể đến 379km đường hầm chạy xuyên suốt khu mỏ, dài hơn cả hệ thống tàu điện ngầm của New York, Mỹ. Giếng mỏ tại Mponeng sâu đến mức nhiệt độ tăng cao do gradient địa nhiệt của Trái Đất trở thành một thách thức lớn. Ở độ sâu này, nhiệt độ của đất đá có thể đạt tới 60 độ C, vượt xa ngưỡng chịu đựng của con người.
Để đối phó với điều kiện khắc nghiệt này, nhiều sáng kiến về cơ cấu làm mát đã được áp dụng, nhằm duy trì nhiệt độ trong hầm mỏ ở mức có thể làm việc được, bất chấp sức nóng khủng khiếp từ lõi nóng chảy của hành tinh.
Độ sâu của mỏ đủ để xếp chồng 10 tòa nhà cao 102 tầng lên nhau. Ảnh: Internet
Mỏ vàng Mponeng sở hữu thang máy dài nhất thế giới, phục vụ khoảng 4.000 thợ mỏ làm việc dưới lòng đất mỗi ngày. Khác với thang máy thông thường, mỗi buồng thang tại đây có ba tầng, chở được đến 120 người cùng lúc và di chuyển theo chiều thẳng đứng với khoảng cách 7.490 feet (2.283m). Thang máy có tốc độ tối đa đạt 40 dặm một giờ. Để đến các khu vực sâu hơn trong mỏ, thợ mỏ cần chuyển sang các thang máy khác.
Mỏ vàng Mponeng sở hữu thang máy dài nhất thế giới, phục vụ khoảng 4.000 thợ mỏ làm việc dưới lòng đất mỗi ngày. Ảnh: Internet
Các hệ thống thông khí kết hợp cùng máy làm lạnh trong mỏ sẽ đưa không khí mát qua các hang động nhân tạo và hỗn hợp băng nước lạnh, nhằm giảm thiểu tối đa tác động của nhiệt độ cao. Tuy nhiên, để tránh rủi ro từ điều kiện nhiệt độ nguy hiểm, thợ mỏ phải làm việc theo ca ngắn.
Làm việc ở độ sâu lớn cũng tiềm ẩn nguy cơ mắc chấn thương khí áp, một căn bệnh lần đầu được ghi nhận ở thợ mỏ Pháp vào đầu thế kỷ XIX. Ảnh: Internet
Làm việc ở độ sâu lớn cũng tiềm ẩn nguy cơ mắc chấn thương khí áp, một căn bệnh lần đầu được ghi nhận ở thợ mỏ Pháp vào đầu thế kỷ XIX. Bệnh này xảy ra khi cơ thể di chuyển đột ngột từ môi trường có áp suất cao sang áp suất thấp. Vì lý do đó, bệnh còn được gọi là bệnh giảm áp, hiện nay thường gặp nhất ở thợ lặn, phi công, phi hành gia và những người làm việc trong môi trường khí nén.
Mỏ vàng Mponeng được khởi công xây dựng vào năm 1981. Ảnh: Internet
Mỏ vàng Mponeng được khởi công xây dựng vào năm 1981, sử dụng phương pháp khoan giếng đứng, từ từ nén thành giếng khổng lồ vào lòng đất. Sau đó, các giếng âm và đường lò vận tải được đào dẫn đến khu vực khai thác. Trong những năm gần đây, sản lượng của mỏ liên tục giảm, phải đào sâu hơn để tiếp tục khai thác vàng.
Bên cạnh việc cung cấp vàng, mỏ Mponeng còn mang đến những phát hiện bất ngờ. Ảnh: Internet
Khai thác mỏ ở độ sâu cực lớn đòi hỏi kỹ thuật phức tạp để tạo ra và duy trì các đường hầm có khả năng chịu được áp lực khổng lồ từ đất đá xung quanh mà không sụp đổ. Mỗi ngày, khoảng 2.300kg thuốc nổ được sử dụng để dọn dẹp 6.400 tấn đá theo ghi nhận từ Kỷ lục Thế giới Guinness.
Bên cạnh việc cung cấp vàng, mỏ Mponeng còn mang đến những phát hiện bất ngờ. Năm 2006, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy một sinh vật độc nhất vô nhị trong mỏ, là tổ chức sinh vật đầu tiên trên Trái Đất sống hoàn toàn độc lập với ánh sáng Mặt Trời. Sinh vật này tồn tại bằng cách hấp thụ năng lượng từ hoạt động phóng xạ, mở ra khả năng về cách sự sống có thể tồn tại trên các hành tinh khác.