Một cây cầu bị đâm sập trong tích tắc, 53 triệu tấn hàng 'tê liệt', 15.000 lao động bơ vơ, chuỗi cung ứng hàng hóa toàn thế giới bị đứt gãy

29-03-2024 09:39|Ngọc Trà

Cây cầu này là một trong những tuyến huyết mạch giao thông tấp nập nhất nước Mỹ và hậu quả sau sụp đổ là rất lớn.

Chiều 26/3 (theo giờ Việt Nam), cầu Francis Scott Key (cầu Key Bridge) ở thành phố Baltimore thuộc bang Maryland (Mỹ) đã bị sập do một tàu chở hàng đâm trúng. Vụ sập cầu này khiến 2 người bị thương, trong khi vẫn còn 6 người khác mất tích.

Giới chức nước Mỹ nhận định “đây là trường hợp khẩn cấp đầy thảm khốc”. Vụ sập cầu đã làm gián đoạn vô thời hạn dòng tàu ra vào cảng Baltimore, gây tổn hại nghiêm trọng cho nền kinh tế địa phương, làm căng thẳng chuỗi cung ứng và gây xáo trộn việc giao hàng dọc bờ Đông nước Mỹ.

Một cây cầu bị đâm sập trong tích tắc, 53 triệu tấn hàng 'tê liệt', 15.000 lao động bơ vơ, chuỗi cung ứng hàng hóa toàn thế giới bị đứt gãy
Cầu Key bị tàu hàng đâm sập trong đêm

Baltimore là cảng lớn thứ 9 của Mỹ về hàng hóa quốc tế. Cảng đã xử lý kỷ lục 52,3 triệu tấn hàng, trị giá 80,8 tỷ USD vào năm 2023. Theo chính quyền bang Maryland, cảng hỗ trợ 15.330 việc làm trực tiếp và 139.180 việc làm trong các dịch vụ liên quan. Năm ngoái, cảng này xử lý kỷ lục 850.000 phương tiện lưu thông.

Cầu Key Bridge bắc qua hạ lưu sông Patapsco gần bến cảng Baltimore kết nối xa lộ Maryland 695. Nó là tuyến đường chính giữa New York và Washington, ước khoảng 11,3 triệu phương tiện đi qua mỗi năm, cung cấp việc làm cho khoảng 15.000 lao động. Do vậy, khi cây cầu này bị sập thì vô số hậu quả lớn kéo theo.

Phần lớn trong số 30.000 đến 35.000 ô tô và xe tải thường ngày sử dụng cầu Key đã phải định tuyến lại qua hai đường hầm gần đó, gây ra tình trạng tắc nghẽn giao thông nghiêm trọng. Hàng hóa cũng bị chuyển hướng theo một đường vòng dài hơn.

Chuyên gia kinh tế Oren Klachkin cho biết, "Nếu tình trạng tắc nghẽn xảy ra và các tàu tiếp tục chờ đợi, có thể gây ra sự chậm trễ xuất nhập hàng hóa tại cảng này. Sự tắc nghẽn cũng có thể gây áp lực lên tuyến châu Á - Bờ Đông Mỹ và giá cước vận chuyển xuyên Đại Tây Dương".

Một cây cầu bị đâm sập trong tích tắc, 53 triệu tấn hàng 'tê liệt', 15.000 lao động bơ vơ, chuỗi cung ứng hàng hóa toàn thế giới bị đứt gãy
Vận tải hàng hóa trong những ngày qua đã bị tê liệt khi cây cầu sụp đổ

Cầu Key được xây dựng vào năm 1977. Các quan chức ước tính, hiện tại để xây lại cây cầu này ít nhất cũng phải mất 3-5 năm mới có thể hoàn thiện. Chính quyền đánh giá lại độ chắc chắn của công trình, vì kích thước tàu đã tăng lên rất nhiều trong nhiều thập kỷ kể từ khi cầu Key Bridge được xây dựng năm 1977.

Tai nạn nghiêm trọng xảy ra với cây cầu, cảng Baltimore dự kiến đóng cửa vô thời hạn trong khi các quan chức liên bang và tiểu bang Maryland giải quyết hậu quả vụ việc.

Tổng thống Joe Biden hôm thứ ba tuyên bố, chính phủ liên bang sẽ hỗ trợ để cảng mở cửa trở lại nhanh nhất có thể, nhưng ông không đưa ra bất kỳ khung thời gian nào về thời điểm điều đó có thể xảy ra. "15.000 việc làm phụ thuộc vào cây cầu. Và chúng tôi sẽ làm mọi thứ có thể để bảo vệ những công việc đó và giúp đỡ những người lao động", ông Biden nói.

>> 49 trong số 53 dự án BOT lỗ nặng, 'bên bờ vực' phá sản

Những cây cầu 'luân chuyển sinh khí' hàng nghìn tỷ đồng của 'đảo trong phố' duy nhất Việt Nam

Tỉnh có nhiều di sản văn hóa thế giới nhất Việt Nam, lên kế hoạch 'lột xác' cây cầu 60 tuổi thành 'cầu cảnh quan du lịch'

Tỉnh có nhiều khu công nghiệp nhất Việt Nam chuẩn bị xây 3 cây cầu quan trọng kết nối toàn khu vực

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/mot-cay-cau-bi-dam-sap-trong-tich-tac-53-trieu-tan-hang-te-liet-15000-lao-dong-bo-vo-chuoi-cung-ung-hang-hoa-toan-the-gioi-bi-dut-gay-228197.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Một cây cầu bị đâm sập trong tích tắc, 53 triệu tấn hàng 'tê liệt', 15.000 lao động bơ vơ, chuỗi cung ứng hàng hóa toàn thế giới bị đứt gãy
POWERED BY ONECMS & INTECH