Một loại hạt nếu có dấu hiệu này là 'quả bom' hẹn giờ mang mầm mống ung thư, tuyệt đối không ăn vì chứa độc tố
Nếu nhìn thấy hạt có dấu hiệu này, chúng ta không nên ăn để tránh gây ra hậu quả lớn cho sức khỏe.
Lạc là nguyên liệu phổ biến trong ẩm thực Việt Nam, được sử dụng để chế biến nhiều món ăn quen thuộc. Tuy nhiên, lạc lại là loại hạt dễ bị nấm mốc xâm nhập, đặc biệt khi bảo quản không đúng cách. Dấu hiệu lạc bị mốc đó là bên trong có màu vàng, sẫm xanh hoặc vỏ lạc xuất hiện đốm thâm đen, nát, có mùi lạ.
Lạc khi bị mốc có thể mang theo một loại chất gây ung thư, gọi là Aflatoxin. Theo đó, Aflatoxin là một loại chất độc sinh học được sản xuất bởi một số loài nấm mốc, chủ yếu là Aspergillus flavus và Aspergillus parasiticus.
Những loại nấm này có thể phát triển trên các loại lúa mì, ngô, đậu phụ và các hạt có khả năng bị nhiễm mốc trong điều kiện lưu trữ ẩm ướt. Aflatoxin được xem là một trong những chất gây ung thư mạnh nhất, đặc biệt là ung thư gan.
Theo tài liệu của Cục Dược phẩm và Thực phẩm (FDA) Mỹ, Aflatoxin là một chất độc rất bền với nhiệt. Khi lạc mốc được rang lên, các bào tử nấm mốc có thể bị tiêu diệt, dẫu vậy, độc tố của chúng vẫn tồn tại một phần. Do đó, có thể thấy, dù đã được chế biến ở nhiệt độ cao nhưng nếu chúng ta ăn lạc mốc thì vẫn tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khỏe.
Dưới đây là một số điểm mà chúng ta cần lưu ý trong quá trình bảo quản và chế biến lạc để có thể bảo đảm an toàn cho sức khỏe.
Bảo quản và lưu trữ đúng cách: Lạc nên được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát và không để quá lâu trong điều kiện ẩm ướt. Điều này giúp ngăn ngừa sự phát triển của nấm mốc và sự sản xuất Aflatoxin.
Chế biến thực phẩm đúng cách: Khi sử dụng lạc để chế biến thực phẩm, cần chọn phương pháp nấu nướng hoặc chế biến phù hợp để loại bỏ hoặc giảm thiểu lượng Aflatoxin.
Cảnh giác với các dấu hiệu bất thường: Nếu phát hiện lạc có mùi hôi hay có dấu hiệu nấm mốc, nên ngừng sử dụng ngay lập tức, tuyệt đối đừng tiếc.