Doanh nghiệp

Một nước châu Phi có thể thay thế Việt Nam xuất khẩu thép CORE vào Hoa Kỳ

Quốc Trung 13/09/2024 - 09:13

Trong số 10 nước bị Hoa Kỳ nghị điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với thép chống ăn mòn (CORE), Việt Nam là quốc gia bị cáo buộc có biên độ chống bán phá giá thép CORE cao nhất, lên tới 158,83%.

Ngày 11/9, đại diện Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã tiếp nhận đơn đề nghị điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với thép chống ăn mòn (CORE), với mã HS như: 7210.30, 7210.41, 7210.49, 7210.61...

Các quốc gia bị điều tra bao gồm Canada, Mexico, Brazil, Việt Nam, Australia, Nam Phi. Đây đều là các nước chiếm 75% kim ngạch xuất khẩu sản phẩm bị điều tra vào Hoa Kỳ trong năm 2023. Riêng Canada, Mexico, Brazil và Việt Nam bị điều tra kép chống bán phá giá và chống trợ cấp. Thời kỳ điều tra chống bán phá giá/chống trợ cấp là năm 2023, trong khi thời kỳ điều tra thiệt hại là từ 2021 đến 2023.

Đáng chú ý, biên độ chống bán phá giá cáo buộc với hàng hóa từ Việt Nam lên tới 158,83%, cao nhất trong số các quốc gia. Trong vụ việc này, nguyên đơn đề nghị sử dụng Maroc làm quốc gia thay thế vì có mức phát triển kinh tế tương đồng với Việt Nam. Nếu bị áp thuế chống bán phá giá và trợ cấp, thép Việt Nam sẽ khó xuất khẩu vào Hoa Kỳ.

DOC cho biết, các bên liên quan có 30 ngày để bình luận về nước thay thế trước khi tổ chức này ban hành kết luận sơ bộ.

Nguyên đơn cáo buộc các doanh nghiệp Việt Nam nhận được 26 chương trình trợ cấp từ Chính phủ, gây thiệt hại hoặc đe dọa ngành sản xuất nội địa của Hoa Kỳ. Các chương trình này bao gồm ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn và hoàn thuế nhập khẩu, ưu đãi về đất đai, và cung cấp tiện ích với giá ưu đãi. Theo ITC, năm 2023, Việt Nam xuất khẩu 242 triệu USD sản phẩm bị cáo buộc sang Hoa Kỳ, chiếm 7% thị phần thép CORE xuất khẩu vào nước này.

Nhiều vụ điều tra trong quá khứ

Một nước châu Phi có thể thay thế Việt Nam xuất khẩu thép CORE vào Hoa Kỳ
Thời điểm tháng 3/2022, tỷ trọng nhập khẩu thép Việt vào Mỹ chiếm khoảng 6,6%, đạt 170.000 tấn

Năm 2018, một số sản phẩm thép chống ăn mòn và thép cán nguội (CR) từ Việt Nam đã bị Hoa Kỳ điều tra. Kết luận sơ bộ năm 2019 cho rằng các doanh nghiệp Việt đã lẩn tránh thuế bằng cách sử dụng thép cán nóng từ Đài Loan và Hàn Quốc, dẫn đến áp thuế kép chống bán phá giá và trợ cấp lên đến 456,2%.

Đến cuối năm 2021, DOC tiếp tục nhận đơn đề nghị điều tra lẩn tránh thuế đối với sản phẩm CORE của Việt Nam sản xuất từ thép cán nguội. Tháng 12 cùng năm, DOC thông báo bỏ kế hoạch điều tra do không phát hiện các vi phạm.

Đầu tuần qua, Bộ Tài chính Ấn Độ thông báo rằng các sản phẩm ống thép và ống thép không gỉ hàn từ Trung Quốc và Việt Nam sẽ chịu mức thuế từ 12% đến 30% trong 5 năm tới khi xuất khẩu vào Ấn Độ. Đây là một phần trong chiến lược bảo vệ ngành thép nội địa của Ấn Độ trước áp lực cạnh tranh từ nước ngoài.

>> Ấn Độ áp thuế 30% đối với nhiều mặt hàng thép từ Việt Nam trong 5 năm

Doanh nghiệp Việt Nam đối mặt thuế chống bán phá giá đến 160% khi xuất khẩu đĩa giấy sang Mỹ

Sản phẩm chủ lực Hòa Phát và Formosa vào 'tầm ngắm' điều tra chống bán phá giá tại quốc gia đông dân nhất thế giới

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/mot-nuoc-chau-phi-co-the-thay-the-viet-nam-xuat-khau-thep-core-vao-hoa-ky-248750.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Một nước châu Phi có thể thay thế Việt Nam xuất khẩu thép CORE vào Hoa Kỳ
    POWERED BY ONECMS & INTECH