Một quy định mới về tỷ lệ vốn vay sắp hiệu lực, nhiều doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng?
Các chuyên gia cho rằng quyết định này của NHNN để giảm thiểu rủi ro, đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng.
Theo quy định của Thông tư 08/2020/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ban hành ngày 14/8/2020 sửa đổi, bổ sung Thông tư 22/2019/TT-NHNN, tỷ lệ tối đa vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn của các ngân hàng sẽ được giảm về 30% kể từ ngày 1/10/2023.
Như vậy, chỉ còn vài ngày nữa các ngân hàng phải tuân thủ tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn là 30% thay vì 34% như hiện nay. Trước đó, tỷ lệ này đã giảm từ mức 37% xuống còn 34% từ ngày 1/10/2022.
Số liệu mới nhất được NHNN công bố cho thấy, tính đến tháng 7/2023, hầu hết các ngân hàng đều đáp ứng tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung dài hạn là 34% (áp dụng từ 1/10/2022 đến ngày 30/9/2023).
Theo đó, tỷ lệ này ở mức 24,97% với nhóm các ngân hàng thương mại có vốn nhà nước, 33,66% ở các ngân hàng thương mại cổ phần. Xét chung toàn hệ thống, tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn là 26,14%.
Theo NHNN, có tới 88% nguồn vốn huy động của các ngân hàng là tiền gửi dưới 12 tháng, song 52% dư nợ tín dụng của hệ thống lại là trung và dài hạn. Vì thế, việc giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn được giới chuyên gia cho rằng là cần thiết nhằm lành mạnh hóa hoạt động tín dụng và bảo đảm thanh khoản cho hệ thống ngân hàng.
Động thái này sẽ ảnh hưởng tới cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng cho vay với các khách hàng, và sẽ ảnh hưởng lớn tới cơ cấu nợ loại nợ vay tại các doanh nghiệp. Theo công bố, hiện tại đa số các ngân hàng đều đã và đang tích cực điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn cho vay, đáp ứng được tỷ lệ quy định.
Ngân hàng Nhà nước tiếp tục hút thêm 10.000 tỷ trong phiên 25/9
Trước 1/1/2025: Hoàn thành đối chiếu thông tin sinh trắc học đối với khách hàng cá nhân
Tín dụng toàn nền kinh tế tăng 12,5%: Nỗ lực điều hành của NHNN giữa thách thức kinh tế