Một siêu công trình thuỷ lợi lớn nhất Đông Nam Á tại Việt Nam xây dựng, năm tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long được hưởng lợi

16-03-2024 15:16|Ngọc Trà

Dự án hồ thuỷ lợi này với tổng vốn đầu tư trên 3.300 tỷ đồng giúp tưới tiêu chủ động, ngăn hạn mặn tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Dự án thủy lợi Cái Lớn – Cái Bé tại tỉnh Kiên Giang là công trình cống thuỷ lợi lớn nhất Việt Nam, cũng là lớn nhất Đông Nam Á cho đến thời điểm hiện tại.

Hồ được xây dựng trên dòng sông Cái Lớn, công trình do người Việt thiết kế, thi công và quản lý, giúp tưới tiêu chủ động, ngăn hạn mặn để sản xuất nông nghiệp tại các tỉnh Kiên Giang, Hậu Giang, Cà Mau, Bạc Liêu và Sóc Trăng.

Empty

Dự án này được tạo ra để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp và chống biến đổi khí hậu trong vùng.

Dự án có tổng vốn đầu tư trên 3.300 tỷ đồng, do Ban Quản lý đầu tư và xây dựng thủy lợi 10 (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) làm chủ đầu tư, bao gồm các công trình chính: cống Cái Lớn; cống Cái Bé; cống Xẻo Rô; Đê nối cống Cái Lớn, cống Cái Bé với quốc lộ 61; 8 cống hở dọc tuyến đê biển An Biên - An Minh; Hệ thống quan trắc, giám sát tự động. Hợp phần mô hình sinh kế và các hoạt động phi công trình trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, Hậu Giang.

>> Rùng rợn cảnh hàng trăm biệt thự 'ma' lạnh lẽo nằm ngắm biển ở dải đất đẹp nhất miền Trung

Dự án này là kết quả quá trình hàng chục năm nghiên cứu của nhiều cơ quan, chuyên gia, nhà khoa học. Dự án được khởi công xây dựng từ tháng 10/2019 được khởi công tháng xây dựng vào tháng 11/2019 tại vị trí hai huyện Châu Thành và An Biên, tỉnh Kiên Giang, gồm hai cống: cống Cái Lớn trên sông Cái Lớn và cống Cái Bé trên sông Cái Bé.

Vào tháng 1/2022, công trình đã được bàn giao cho Công ty TNHH MTV Khai thác Thủy lợi miền Nam vận hành thử nghiệm. Ngày 5/3/2022, hệ thống siêu thuỷ lợi chính thức được nhấn nút khánh thành.

Empty

Toàn cảnh quan tại công trình thuỷ lợi Cái Lớn Cái Bé

Đồng bằng sông Cửu Long đóng góp 50% sản lượng lúa của cả nước, 65% sản lượng nuôi trồng thủy sản, 70% các loại trái cây của cả nước, 95% lượng gạo xuất khẩu và 60% sản lượng cá xuất khẩu của cả nước.

Tuy nhiên, tiềm năng lớn nhưng thách thức cũng không nhỏ, đây là khu vực chịu tác động lớn nhất của biến đổi khí hậu, trong đó vừa sạt lở, xâm nhập mặn, sụt lún, thay đổi dòng chảy của dòng sông Mê Kông do tác động của biến đổi khí hậu. Bởi vậy, dự án hồ thuỷ lợi này có tác động rất lớn đối với kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Trước đây, các công trình thuỷ lợi dùng để điều tiết nguồn nước thường chỉ ngăn nước mặn, giữ nước ngọt nhưng với dự án thuỷ lợi này, việc điều tiết mặn ngọt sẽ được làm linh động để phù hợp cho sản xuất nông nghiệp tại địa phương.

Siêu hồ thuỷ lợi Cái Lớn Cái Bé kiểm soát tốt nguồn nước tạo điều kiện sản xuất ổn định cho nhân dân quanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long như Kiên Giang, Hậu Giang, Cà Mau, Bạc Liêu. Bên cạnh đó, cống thuỷ lợi này kết hợp tuyến đê biển Tây tạo thành cụm công trình chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, phòng, chống thiên tai, giảm ngập úng cho vùng hưởng lợi với diện tích tự nhiên 384.120ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp, thủy sản là 346.241ha.

>> Số phận dự án làng đại học nghìn tỷ gần 30 năm 'đắp chiếu' tại thành phố đáng sống nhất Việt Nam

Vận hành tối đa các công trình thủy lợi, lấy đủ nước cho 100% diện tích vụ Đông Xuân

Lộ diện liên danh trúng gói thầu xây lắp thuỷ lợi hơn 230 tỷ đồng

Chuyển công an điều tra 4 dự án điện mặt trời 'chồng' quy hoạch thủy lợi

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/mot-sieu-cong-trinh-thuy-loi-lon-nhat-dong-nam-a-tai-viet-nam-nam-tinh-vung-dong-bang-song-cuu-long-duoc-huong-loi-d118145.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Một siêu công trình thuỷ lợi lớn nhất Đông Nam Á tại Việt Nam xây dựng, năm tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long được hưởng lợi
POWERED BY ONECMS & INTECH