Một thứ kim loại đang khan hiếm trên toàn cầu, giá lên cao chót vót nhưng Trung Quốc vẫn dồi dào nguồn cung

27-05-2024 15:30|Quỳnh Vân

Các lò luyện kim của nước này đang tăng cường năng lực sản xuất để bảo vệ thị phần cũng như thúc đẩy tăng trưởng.

Thị trường đồng toàn cầu đang phải đối mặt với những thách thức do lo ngại về tình trạng thiếu hụt, điều này đã đẩy giá đồng lên mức kỷ lục và thúc đẩy một “cuộc chiến” thâu tóm trị giá 49 tỷ USD.

Nhưng Trung Quốc, nước sản xuất và tiêu thụ kim loại tinh chế lớn nhất thế giới này, hoàn toàn đủ nguồn cung để đáp ứng nhu cầu và thậm chí là dư thừa.

Điều này nhờ là việc các nhà máy luyện đồng của Trung Quốc ngày càng được mở rộng. Ngành công nghiệp này đang duy trì sản xuất ở mức gần kỷ lục - bất chấp sự khan hiếm nguyên liệu thô - khi giá đồng cao hơn khiến họ tìm đến các nguồn phế liệu kim loại khác để thay thế.

Một thứ kim loại đang khan hiếm trên toàn cầu, giá lên cao chót vót nhưng Trung Quốc vẫn dồi dào nguồn cung
Sản lượng đồng của Trung Quốc đạt gần mức kỷ lục. Nguồn: Cục Thống kê Quốc gia

Các nhà máy luyện kim đã cam kết giảm công suất sau khi phí của họ sụt giảm do sự khan hiếm nguồn cung của quặng nhập khẩu được họ sử dụng làm nguyên liệu thô.

Theo chuyên gia, lo ngại về thiếu hụt đồng ở Trung Quốc là một trong những lý do chính hỗ trợ đà phục hồi mạnh mẽ đưa giá của kim loại này lần đầu tiên lên trên mức 11.000 USD/tấn vào đầu tuần trước.

Tuy nhiên, việc cắt giảm lãi suất vẫn chưa xảy ra và nền kinh tế của Trung Quốc đang trì trệ khiến việc tiêu thụ đồng gặp nhiều khó khăn.

Sự mất cân đối giữa cung và cầu trở nên đáng chú ý hơn trong những ngày gần đây, với giá đồng giảm xuống chỉ còn trên 10.300 USD/tấn.

Mặc dù đây vẫn là mức tăng 21% trong năm, nhưng điều đó cho thấy rằng chừng nào Trung Quốc vẫn dư cung thì đồng sẽ khó có thể tiến xa hơn.

Thứ kim loại đang khan hiếm trên toàn cầu nhưng Trung Quốc vẫn ghi nhận sản lượng đạt gần kỷ lục sở hữu nguồn cung dồi dào
Công nhân trong 1 nhà máy luyện kim ở Trung Quốc. Ảnh: Reuters

Nhà phân tích Liang Kaihui của Shanghai Metals Market (SMM) cho hay, nguồn cung phế liệu từ các vật liệu bỏ đi như nồi, ống và dây điện đã tăng lên nhanh chóng sau khi giá đồng bị đẩy lên cao.

Ông nói, các nhà sản xuất đang bận rộn chuyển đổi chúng thành vỉ, một phiên bản sơ chế của đồng rồi đưa trở lại các lò luyện kim, nơi nó được sử dụng để thay thế cho quặng nhập khẩu đang thiếu hụt.

Theo SMM, không chỉ dồi dào về nguồn cung, những kim loại phế liệu này còn có giá thành rẻ hơn so với đồng tinh luyện, từng lên tới 4.615 NDT (637 USD)/tấn vào tuần trước - mức cao nhất trong ít nhất 8 năm trở lại đây.

Trong khi đó, ngành công nghiệp luyện kim tiếp tục đẩy mạnh công suất. Chuyên gia cho rằng miễn là họ có lãi, các công ty riêng lẻ sẽ chọn bảo vệ thị phần bằng cách hy sinh một phần lợi nhuận.

Thêm vào đó, chính quyền địa phương cũng muốn các công ty tiếp tục sản xuất kim loại để có thể đáp ứng mục tiêu tăng trưởng kinh tế và duy trì mức độ việc làm.

Một số nhà phân tích nhận định, các cuộc khảo sát PMI của Trung Quốc trong tháng 5 nhiều khả năng sẽ cho thấy ngành sản xuất tiếp tục tăng trưởng ở mức vừa phải, được hỗ trợ bởi sản xuất ổn định.

>> Mỏ ‘kho báu’ trữ lượng 2 tỷ tấn sắp đi vào hoạt động, hơn một nửa số đó sẽ được ‘rót’ về láng giềng Việt Nam

Giá kim loại đồng ngày 17/5: đạt mức cao kỷ lục trên sàn giao dịch Chicago

Mỏ 'kho báu' 10 tỷ USD bị buộc đóng cửa, một kim loại quý bỗng lên 'cơn sốt' khi giá cả tăng vọt

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/mot-thu-kim-loai-dang-khan-hiem-tren-toan-cau-gia-len-cao-chot-vot-nhung-trung-quoc-van-doi-dao-nguon-cung-236270.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Một thứ kim loại đang khan hiếm trên toàn cầu, giá lên cao chót vót nhưng Trung Quốc vẫn dồi dào nguồn cung
POWERED BY ONECMS & INTECH