Thế giới

NASA tiết lộ dữ liệu quan trọng giúp Trung Quốc tiết kiệm hàng triệu USD

Vương Vương 16/07/2025 - 22:14

Các nhà hải dương học Trung Quốc khẳng định rằng dữ liệu từ vệ tinh của NASA đóng vai trò không thể thay thế trong việc xác định vị trí và phân bố khoáng sản dưới đáy biển.

Khi hai vệ tinh GRACE của Mỹ phát hiện một bất thường về trọng lực ở khu vực Đông Nam Ấn Độ trong quá trình lập bản đồ đại dương, các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã nhận ra một cơ hội tiềm năng. Trên vùng đáy biển tương đối bằng phẳng, ở độ sâu hàng nghìn mét, NASA ghi nhận một điểm có chỉ số trọng lực tăng vọt và sau đó công khai dữ liệu này miễn phí cho mọi người sử dụng.

Những nhà hải dương học Trung Quốc, khi nhìn thấy thông tin này, đã quyết định điều tra thêm. Năm 2022, họ trang bị cho tàu nghiên cứu Shiyan 6 – một trong những con tàu nghiên cứu hiện đại nhất thế giới – những thiết bị tối tân, rồi thực hiện hành trình hơn 12.000 hải lý.

screenshot-2025-07-16-151034.png
Ảnh minh họa

Trên tàu, một máy đo trọng lực hàng hải tiên tiến DGS – có xuất xứ từ Mỹ – đã đo lực hút trọng lực từng giây với độ chính xác cao tới 0,01 milligal (đơn vị đo gia tốc trọng lực).

Chuyến khảo sát đã xác nhận điều mà các nhà khoa học Trung Quốc nghi ngờ trước đó: Lớp vỏ Trái đất dưới khu vực dãy Ninety East Ridge ở Ấn Độ Dương dày hơn bình thường. Ở một số nơi nhìn bề ngoài có vẻ bằng phẳng, lớp đá bên dưới lại dày hơn trung bình tới khoảng 5 km – trên dãy núi dài 5.600 km, được xem là dãy núi ngầm dài nhất thế giới.

Độ dày này có ý nghĩa quan trọng: Nơi lớp vỏ dày lên cũng là nơi khoáng sản – như đồng, niken, cobalt, mangan và đất hiếm – có xu hướng nổi lên do dung nham từ sâu trong lòng đất đẩy chúng lên gần mặt đáy đại dương.

Các nhà khoa học Trung Quốc đã đánh dấu các khu vực tiềm năng – động thái có thể giúp họ tiết kiệm nhiều năm nghiên cứu và hàng triệu USD chi phí.

Họ không tiết lộ thời điểm chính xác tiếp cận và phân tích dữ liệu từ NASA, nhưng vào ngày 12/6, nhóm nghiên cứu đã công bố một bài viết trên Tạp chí Hải dương học Nhiệt đới Trung Quốc, mô tả cách dữ liệu vệ tinh đã góp phần thúc đẩy công trình của họ.

“Cảm ơn NASA…vì đã cung cấp dữ liệu về trường hấp dẫn. Trường trọng lực đại dương – một phần quan trọng trong trường trọng lực của Trái đất – có mối liên hệ chặt chẽ với các yếu tố như độ dày của lớp vỏ, sự đối lưu của lớp phủ, hoạt động kiến tạo mảng và địa hình đáy biển. Đây là dữ liệu cơ sở không thể thiếu để xác định cấu trúc địa chất dưới đáy biển, phân bố tài nguyên khoáng sản, cũng như tính không đồng nhất trong cấu trúc mật độ bên trong Trái đất”, nhóm nghiên cứu do ông Mao Huabin, thuộc Viện Hải dương học Biển Đông (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc), viết.

Theo luật pháp Mỹ, NASA không được phép hợp tác dưới bất kỳ hình thức nào với Trung Quốc. Tuy nhiên, GRACE là một dự án hợp tác quốc tế, với dữ liệu được xử lý tại thành phố Potsdam, Đức. Các dữ liệu trọng lực được chia sẻ qua kênh học thuật, không liên quan đến quân sự, cho phép các nhà khoa học Trung Quốc tiếp cận một cách hợp pháp.

Nhóm nghiên cứu Trung Quốc cũng gửi lời cảm ơn tới Trung tâm Hàng không Vũ trụ Đức (DLR) vì đã hỗ trợ dữ liệu.

Tham khảo SCMP

>> NASA công bố hình ảnh ‘vật thể’ to bằng tòa nhà 10 tầng có thể đâm thẳng vào Mặt Trăng?

Hơn 2.000 nhân viên kỳ cựu ồ ạt rời NASA, chuyện gì xảy ra?

Sau 340 ngày trôi dạt giữa không gian, phi hành gia trở về mang theo 'bí ẩn sinh học' chấn động, NASA lên tiếng cảnh báo

Theo Thị trường tài chính
https://thitruongtaichinh.kinhtedothi.vn/nhip-song-do-day/nasa-tiet-lo-du-lieu-quan-trong-giup-trung-quoc-tiet-kiem-hang-trieu-usd-146914.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    NASA tiết lộ dữ liệu quan trọng giúp Trung Quốc tiết kiệm hàng triệu USD
    POWERED BY ONECMS & INTECH