Mục sở thị 2 nút giao sắp có hầm chui 3.200 tỷ 'cứu nguy' cho Thủ đô
Nút giao Cổ Linh - đường dẫn cầu Vĩnh Tuy và nút giao Đại lộ Thăng Long - Vành đai 2,5 sẽ là nơi "án ngữ" của hầm chui giúp giảm ùn tắc cho Thủ đô Hà Nội.
TP. Hà Nội mới đây đã phê duyệt chủ trương đầu tư năm 2022 đối với Dự án đầu tư xây dựng nút giao khác mức giữa đường Vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long (đoạn qua địa phận huyện Hoài Đức).
Theo đó, công trình có tổng mức đầu tư hơn 2.450 tỷ đồng do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng Hà Nội làm chủ đầu tư.
Thủ đô sẽ tiến hành đầu tư xây dựng hầm chui theo hướng Vành đai 3,5 (đường Lê Trọng Tấn - nay là Hoàng Tùng) - Quốc lộ 32 với tổng chiều dài 975m, rộng 18,5m.
Bốn cầu nhánh được làm bằng bê tông cốt thép dự ứng chịu lực với tổng chiều dài hơn 2.300m, rộng 8,8m, tường chắn bê tông cốt thép dài hơn 600m.
>> Tỉnh có thành phố án ngữ ở nút giao của 7 con kênh sắp có khu tái định cư 461 tỷ đồng
Hầm được xây dựng với kết cấu bê tông cốt thép với tổng chiều dài khoảng 600m, vuốt nối vào đường Đàm Quang Trung và đường đầu cầu Vĩnh Tuy.
Sau khi hầm thông xe, nút giao Cổ Linh - đường dẫn cầu Vĩnh Tuy sẽ là nút giao có 3 tầng đường gồm cầu vượt, đường ở nút giao hiện hữu và hầm chui.
Ngoài ra, dự án cũng bao gồm hệ thống điện chiếu sáng, thoát nước trên cầu và 2 đầu cầu, phần đường trong phạm vi nút giao được xây dựng đồng bộ với hệ thống thoát nước, cây xanh và hào cáp kỹ thuật.
Dự án đầu tư xây dựng nút giao khác mức giữa đường Vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long (đoạn qua địa phận huyện Hoài Đức) sẽ được triển khai trong giai đoạn từ nay đến năm 2026.
Thời điểm hiện tại, đoạn nút giao dự án Vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long (khu vực sẽ xây dựng nút giao khác mức) vẫn tồn tại nhiều nhà xưởng, kho bãi chưa được giải phóng mặt bằng.
Việc triển khai dự án nhằm hướng đến mục tiêu hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông theo quy hoạch, kết nối, khai thác hợp lý với kết cấu hạ tầng giao thông đã được xây dựng; góp phần giảm thiểu ùn tắc giao thông; thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh cũng như đẩy nhanh tốc độ hình thành các KĐT trong khu vực, thúc đẩy kinh tế và xã hội của TP. Hà Nội.
Trước đó vào tháng 7/2024, TP. Hà Nội đã phê duyệt dự án đầu tư xây dựng hầm chui tại nút giao Cổ Linh (quận Long Biên) - một trong những nút giao trọng điểm của Thủ đô, nơi có lượng phương tiện giao thông lớn, đã được đầu tư cầu vượt vào năm 2017 nhằm khơi thông đoạn đường từ cầu Vĩnh Tuy về cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.
Tháng 8/2023, cầu Vĩnh Tuy đã tiến hành thông xe sau gần 3 năm thi công. Tuy nhiên, do lượng phương tiện di chuyển qua cầu nhanh hơn, tăng "gánh nặng" lên nút giao Cổ Linh và đường dẫn lên cầu Vĩnh Tuy, khiến cho tình trạng ùn tắc xảy ra phức tạp hơn.
UBND TP. Hà Nội cho rằng việc đầu tư dự án khép kín đường Vành đai 2 theo quy hoạch, đồng bộ xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông nhằm giải quyết xung đột giao thông tại nút giao, kết nối liên thông giữa các tuyến đường xung quanh, từng bước hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông nhằm giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường; dự án này sẽ được triển khai trong giai đoạn từ nay đến năm 2026.