Động thái giảm nhẹ các lệnh trừng phạt đối với Nga từ phía Mỹ diễn ra chỉ 1 ngày sau khi nước này công bố số liệu CPI kỷ lục trong tháng 6/2022.
Ngày 14/7/2022, trong một động thái tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu thực phẩm và phân bón của Nga, Mỹ trấn an các ngân hàng, công ty vận chuyển và bảo hiểm rằng, các giao dịch như vậy sẽ không vi phạm lệnh trừng phạt của Washington đối với Mátxcơva vì chiến dịch quân sự ở Ukraina.
Việc tạo điều kiện cho những mặt hàng xuất khẩu nói trên của Nga là một phần quan trọng trong nỗ lực của Liên Hợp Quốc và các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ nhằm môi giới một thỏa thuận trọn gói với Nga, cho phép các chuyến hàng ngũ cốc của Ukraina rời cảng Odessa ở Biển Đen.
Thông báo của phía Mỹ được đưa ra một ngày sau khi các quan chức Nga, Ukraina, Thổ Nhĩ Kỳ và Liên Hợp Quốc gặp nhau tại Istanbul để bàn thảo việc nối lại hoạt động xuất khẩu ngũ cốc của Ukraina. Thổ Nhĩ Kỳ cho biết Nga và Ukraina đã đạt thỏa thuận về xuất khẩu ngũ cốc và các bên sẽ quay lại vào tuần tới để ký kết.
Ukraina và phương Tây cáo buộc Nga làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu và thúc đẩy lạm phát khi đã ngăn cản các chuyến tàu chở ngũ cốc rời cảng ở Biển Đen, góp phần khiến giá lương thực toàn cầu tăng cao.
Được biết, Ukraina và Nga là những nhà cung cấp lúa mì lớn trên toàn cầu và Nga cũng là nước xuất khẩu phân bón lớn, trong khi Ukraina là nhà sản xuất ngô và dầu hướng dương quan trọng.
Bộ Tài chính Mỹ nhấn mạnh, không có lệnh trừng phạt nào đối với việc sản xuất, chế tạo, bán hoặc vận chuyển hàng hóa nông nghiệp của Nga bao gồm cả phân bón và việc cung cấp bảo hiểm hoặc tái bảo hiểm cho việc vận chuyển hoặc vận chuyển các sản phẩm không bị cấm.
Trước đó ngày 13/7, Cục Thống kê Lao động Mỹ đã thông báo Chỉ số giá tiêu dùng cho tất cả người tiêu dùng thành thị (CPI-U) tăng 1,3% trong tháng 6 trên cơ sở điều chỉnh theo mùa sau khi tăng 1,0% vào tháng 5. Trong 12 tháng qua, chỉ số tất cả các mặt hàng đã tăng 9,1% trước khi điều chỉnh theo mùa.
Mức tăng trên diện rộng, các chỉ số về xăng dầu, nơi ở và thực phẩm đóng góp lớn nhất. Chỉ số năng lượng tăng 7,5% trong tháng và đóng chiếm gần 50% tổng mức tăng của các mặt hàng. Chỉ số thực phẩm cũng đã tăng 1,0% trong tháng 6.
Chỉ số cho tất cả các mặt hàng ngoại trừ thực phẩm và năng lượng tăng 0,7% trong tháng 6 sau khi tăng 0,6% trong 2 tháng trước đó.
Chỉ số tất cả các mặt hàng tăng 9,1% trong 12 tháng kết thúc vào tháng 6, đây cũng là mức tăng lớn nhất của 12 tháng kể từ giai đoạn kết thúc tháng 11/1981. Chỉ số năng lượng tăng 41,6% so với năm ngoái, đây là mức tăng lớn nhất trong 12 tháng kể từ giai đoạn kết thúc vào tháng 4/1980. Chỉ số lương thực tăng 10,4% trong 12 tháng kết thúc vào tháng 6 - mức tăng lớn nhất trong 12 tháng kể từ khi giai đoạn kết thúc tháng 2/1981.
Trước đó, kết quả từ cuộc thăm dò của AP-NORC được thực hiện đối với 1.172 người Mỹ trưởng thành trong khoảng thời gian từ ngày 12-16/5 vừa qua cho thấy cán cân quan điểm về việc ưu tiên các biện pháp trừng phạt trong lĩnh vực kinh tế đã thay đổi. Nếu như tháng 3 vừa qua - ngay sau khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự tại Ukraine, đa số người dân Mỹ (55%) được khảo sát ủng hộ trừng phạt Nga thì ở thời điểm trung tuần tháng 5 tỷ lệ này chỉ còn là 45%.
Trong khi đó, có 51% số người được hỏi cho rằng chính phủ nên ưu tiên giảm thiểu các thiệt hại cho nền kinh tế khi cân nhắc những lệnh trừng phạt.
Ngoài ra, số ý kiến ủng hộ Mỹ giữ vai trò nhỏ trong cuộc xung đột này là 49%, cao hơn đáng kể so với tỷ lệ 32% ủng hộ một vai trò lớn hơn của Washington.
Trinh sát cơ Pháp bị hệ thống phòng không S-400 Nga nhắm mục tiêu
Kho dầu Nga bốc cháy ngùn ngụt sau cuộc tấn công của máy bay không người lái