Nền kinh tế hùng mạnh nhất nhì thế giới bị áp ‘một cổ hai tròng’, mục tiêu tăng trưởng của 2024 chỉ còn là ‘giấc mơ’?

07-05-2024 08:02|Bạch Linh

Những vấn đề này tiếp tục đặt ra nhiều thách thức đối với các nhà hoạch định chính sách trước kỳ vọng đưa nền kinh tế đạt được mục tiêu tăng trưởng năm 2024.

Nhu cầu tiêu dùng thấp

Cuộc khảo sát hàng quý mới nhất của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) cho thấy các hộ gia đình ở nước này vẫn đang phải “vật lộn” với thị trường việc làm suy giảm, chi tiêu tiêu dùng tương đối thấp do họ nghiêng về tiết kiệm nhiều hơn. Những phát hiện này tiếp tục tạo ra thách thức cho các nhà hoạch định chính sách - những người đang dựa vào tiêu dùng nội địa để thúc đẩy nền kinh tế hậu Covid-19 và hướng tới mục tiêu tăng trưởng khoảng 5% trong năm nay.

Trong số 20.000 người dân tại 50 thành phố được khảo sát, 46,5% mô tả tình hình việc làm từ tháng 1 đến tháng 3 là “bấp bênh”, “không chắc chắn” và nói rằng họ “khó tìm được việc làm”. Chỉ 10,5% số người được hỏi cho biết “dễ tìm được việc làm” hoặc tình hình việc làm đã “trở nên khả quan hơn” trong quý I/2024.

Nền kinh tế hùng mạnh nhất nhì thế giới bị áp ‘một cổ hai tròng’, mục tiêu tăng trưởng của 2024 chỉ còn là ‘giấc mơ’?
Trung Quốc đang phải “vật lộn” với thị trường việc làm suy giảm, chi tiêu tiêu dùng tương đối thấp do người dân nghiêng về tiết kiệm nhiều hơn

Theo khảo sát, gần 70% người dân thành thị cho biết thu nhập của họ “không thay đổi”, trong khi hơn 17% cho biết thu nhập của họ “giảm”. Không có gì ngạc nhiên khi gần 62% cho biết họ “có ý định tiết kiệm nhiều hơn”, tăng 0,7 điểm phần trăm so với quý trước.

Khi được yêu cầu bình luận về thị trường bất động sản có phần suy yếu của Trung Quốc, hơn một nửa số người được hỏi nói rằng giá có thể “giữ nguyên” trong quý tới, trong khi 11% dự báo “có thể tăng”. Ngoài ra, doanh số bán căn hộ mới tại Trung Quốc cũng chưa ổn định.

Tuy nhiên Zhang Zhiwei, Chủ tịch kiêm Kinh tế trưởng tại Pinpoint Asset Managements nhận định: “Cần có thời gian để các biện pháp kích thích tài chính tác động tới nền kinh tế, từ đó giúp nhu cầu trong nước phục hồi”. Trong quý I, tiêu dùng đóng góp gần 3/4 mức tăng trưởng - so với khoảng 12% từ đầu tư và 14,5% từ xuất khẩu ròng.

Thị trường việc làm “bấp bênh”

Nền kinh tế hùng mạnh nhất nhì thế giới bị áp ‘một cổ hai tròng’, mục tiêu tăng trưởng của 2024 chỉ còn là ‘giấc mơ’?
Việc tạo đủ việc làm cho thanh niên vẫn là một thách thức lớn tại Trung Quốc

Bên cạnh đó, việc tạo đủ việc làm cho thanh niên vẫn là một thách thức lớn tại Trung Quốc. Gần 68 tỷ nhân dân tệ (tương đương khoảng 9,6 tỷ USD) trong ngân sách tài chính quốc gia năm nay sẽ được sử dụng để hỗ trợ tạo việc làm và khởi nghiệp.

Sheng Laiyun, Phó Cục trưởng Cục Thống kê Quốc gia, cho biết vào tháng trước: “Năm nay chúng ta sẽ có 11,76 triệu sinh viên tốt nghiệp đại học tham gia thị trường lao động. Chúng ta cần hết sức chú ý đến vấn đề này sau khi số liệu quý đầu tiên cho thấy tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên đã tăng lên”.

>> Warren Buffett ‘chê’ không đầu tư nhưng người Việt lại đổ xô tích trữ, Trung Quốc còn vừa mua tới 300 tấn: Khôn ngoan hay ‘công dã tràng’?

Quốc gia châu Á xây siêu cảng lớn nhất thế giới: Tiêu tốn 40 tỷ USD, tự động hoàn toàn, công suất gấp đôi cảng của Trung Quốc

Tổng thống Pháp khẳng định 'châu Âu cần Trung Quốc', kêu gọi tái thiết lập quan hệ kinh tế với Bắc Kinh

Thủ tướng Đức và Tổng thống Pháp gặp "bí mật" trước chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/nen-kinh-te-hung-manh-nhat-nhi-the-gioi-bi-ap-mot-co-hai-trong-muc-tieu-tang-truong-cua-2024-chi-con-la-giac-mo-233714.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Nền kinh tế hùng mạnh nhất nhì thế giới bị áp ‘một cổ hai tròng’, mục tiêu tăng trưởng của 2024 chỉ còn là ‘giấc mơ’?
POWERED BY ONECMS & INTECH