Nếu Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu sáp nhập vào TP.HCM: Tỉnh mới sẽ sở hữu quần đảo bí ẩn nhất Việt Nam, nơi từng là địa ngục trần gian, nay báo quốc tế ca ngợi là thiên đường
Tỉnh mới sẽ có một quần đảo bí ẩn và đặc biệt nhất Việt Nam, từng nhiều lần được báo quốc tế vinh danh là điểm đến hấp dẫn nhất châu Á.
Sáng 13/4, chính quyền TP. Thủ Đức (TP. HCM) đồng loạt phát phiếu lấy ý kiến cử tri tại nhiều phường, xoay quanh đề xuất sáp nhập TP. HCM với hai tỉnh lân cận là Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu nhằm thành lập một TP. HCM mới có quy mô lớn hơn, hướng đến mở rộng không gian phát triển và tăng cường liên kết vùng.
Cụ thể, người dân được hỏi ý kiến về việc "đồng ý" hoặc "không đồng ý" với phương án nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của TP. HCM, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu để thành lập một đơn vị hành chính mới mang tên TP. HCM. Trường hợp có ý kiến khác, người dân có thể ghi trực tiếp vào phiếu.
Theo hướng dẫn của Sở Nội vụ, hoạt động lấy ý kiến sẽ được triển khai linh hoạt theo tổ dân phố, khu phố hoặc nhóm tổ liên khu phố, tùy theo điều kiện thực tế tại địa phương. Thời gian lấy ý kiến diễn ra trong hai ngày 12 và 13/4.
Sau đó, UBND cấp xã sẽ tiến hành tổng hợp, lập báo cáo kết quả ý kiến cử tri và trình lên HĐND cấp xã (nếu có) để ban hành nghị quyết thống nhất chủ trương sáp nhập. Các xã, phường không tổ chức HĐND sẽ thực hiện theo thỏa thuận với cấp ủy cùng cấp, rồi gửi kết quả về UBND cấp huyện thông qua Phòng Nội vụ. Các thủ tục này được yêu cầu hoàn tất trong ngày 14/4.

Trên thực tế, nếu tỉnh Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu được nhập chung với TP. HCM và tiếp tục giữ tên là Thành phố Hồ Chí Minh, thì thành phố mới sẽ có diện tích hơn 6.772 km², dân số hơn 13,7 triệu người vượt tiêu chuẩn quy mô dân số đơn vị hành chính cấp tỉnh đến 979%. Đơn vị mới cũng bao gồm 190 đơn vị hành chính trực thuộc, hướng đến trở thành siêu đô thị lớn nhất, đầu tàu phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông Nam Bộ và cả nước.
Đặc biệt, thành phố này còn sở hữu thêm báu vật địa lý là quần đảo Côn Đảo, một trong những huyện đảo có diện tích lớn nhất Việt Nam. Tạp chí Travel Leisure tưng nhận định Côn Đảo chính là “một trong những hòn đảo bí ẩn và tốt nhất thế giới”. Còn Lonely Planet thì xếp nơi đây vào top 10 điểm đến hấp dẫn nhất châu Á, ca ngợi là thiên đường.
Côn Đảo – huyện đảo có diện tích lớn, giá trị chiến lược và lịch sử sâu sắc
Côn Đảo, hiện thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, là một quần đảo có diện tích khoảng 76 km², nằm trong top các huyện đảo lớn nhất nước. Quần đảo này được hình thành từ các hoạt động địa chất phức tạp hàng triệu năm trước, nằm ở rìa Đông Bắc của khối nhô Côn Sơn, cấu tạo bởi các thành hệ đá mác-ma như micrôgranít, diorit và riolit có niên đại từ cuối kỷ Mesozoi đến đầu kỷ Kainozoi.
Địa hình Côn Đảo nổi bật với những dãy núi đồi nhấp nhô, được tạo nên từ sự chuyển động của các mảng kiến tạo kết hợp với ngoại lực, nội lực. Trước thế kỷ 20, đảo lớn nhất của quần đảo này được gọi là Côn Nôn hoặc Côn Lôn từ gốc tiếng Mã Lai Pulau Kundur (nghĩa là hòn Bí), được người châu Âu phiên âm thành Poulo Condor. Trong tiếng Khmer, đảo còn được gọi là Koh Tralach.

Vào cuối thế kỷ XVII, các chúa Nguyễn đã thiết lập quyền kiểm soát đối với quần đảo này. Dưới triều Nguyễn, Côn Đảo được phát triển định cư và sử dụng làm nơi giam giữ phạm nhân. Đến năm 1862, Pháp chiếm đóng Côn Đảo và xây dựng nhà tù, biến nơi đây thành “địa ngục trần gian” nơi giam cầm hàng ngàn chiến sĩ cách mạng, người yêu nước Việt Nam.
Từ 1954 đến 1975, dưới chính quyền Việt Nam Cộng hòa, hệ thống nhà tù tiếp tục được mở rộng. Năm 1975, sau ngày giải phóng miền Nam, Côn Đảo lần lượt được sáp nhập vào TP. HCM, sau đó là tỉnh Hậu Giang, Đặc khu Vũng Tàu – Côn Đảo và đến tháng 10/1991 thì chính thức trở thành huyện thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Vị trí chiến lược về quốc phòng – an ninh và phát triển kinh tế biển
Côn Đảo có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về quốc phòng – an ninh, nằm trên tuyến hàng hải quốc tế nối Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương. Việc kiểm soát khu vực này cho phép Việt Nam đảm bảo an ninh hàng hải và khẳng định chủ quyền trên vùng biển phía Đông Nam.
Địa hình và vị trí địa lý thuận lợi của Côn Đảo cũng phù hợp để phát triển các căn cứ quân sự, trạm radar, hệ thống phòng thủ bờ biển… Đồng thời, đây cũng là điểm trú ẩn an toàn cho tàu thuyền khi có bão và là hậu cứ hậu cần quan trọng cho lực lượng hải quân, cảnh sát biển.

Bên cạnh giá trị lịch sử và quốc phòng, Côn Đảo còn có tiềm năng rất lớn về du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và bảo tồn thiên nhiên. Quần đảo gồm 16 đảo lớn nhỏ, với hệ sinh thái biển, rừng nguyên sinh đa dạng, bãi biển hoang sơ, cùng nhiều điểm tham quan lịch sử hấp dẫn.
Tại đây có nghĩa trang Hàng Dương, nơi yên nghỉ của hơn 1.900 liệt sĩ và đồng bào yêu nước, trong đó có khoảng 700 ngôi mộ có tên còn lại là mộ vô danh. Mộ nữ anh hùng Võ Thị Sáu nằm tại khu B của nghĩa trang.
Sau khi bị xử bắn năm 1952, thi hài chị được chôn cất đơn sơ. Phải đến sau năm 1975, mộ phần của chị mới được trùng tu, tôn tạo nhiều lần, trở thành nơi tri ân linh thiêng, thu hút hàng ngàn du khách và người dân tới thắp hương, tưởng niệm.

Nếu phương án sáp nhập được thông qua, chắc chắn Côn Đảo sẽ tiếp tục được quan tâm đầu tư phát triển theo hướng bền vững, hài hòa giữa bảo tồn, khai thác du lịch và giữ gìn di sản lịch sử – tự nhiên quý báu của quốc gia.
2 tỉnh miền Trung được ví như ‘Việt Nam thu nhỏ’, có hơn 3 triệu dân nhưng không thuộc diện sáp nhập