Ngai vàng độc nhất còn lại ở Việt Nam: Chưa từng bị dịch chuyển trong hơn một thế kỷ, được xếp hạng bảo vật quốc gia

02-04-2024 08:33|Nam Trần

Ngai vua triều Nguyễn chính là chiếc ngai cuối cùng trong lịch sử các triều đại ở Việt Nam còn được bảo tồn nguyên vẹn.

Bảo vật độc bản

Triều Nguyễn được vua Gia Long lập nên vào năm 1802 và là triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Trải qua 143 năm, đây cũng là triều đại duy nhất để lại ngai vua, biểu tượng quyền lực của triều đại, còn nguyên vẹn đến ngày nay. Ngai cao 101cm, rộng 72cm, dài 87cm. Phần đế của ngai dài 118cm, rộng 90cm, cao 20cm.

Trong giai đoạn 1916 - 1925, dưới thời vua Khải Định, ngai vàng trải qua quá trình trùng tu kĩ càng. Cụ thể, bửu tán phía trên ngai được làm lại, chất liệu chuyển từ gấm lụa sang gỗ sơn son thếp vàng và chạm khắc tinh xảo.

Chiếc ngai khá giản dị nhưng được chạm khắc tinh xảo

Chiếc ngai khá giản dị nhưng được chạm khắc tinh xảo

Các mảng trang trí chạm khắc và thếp vàng rực rỡ này không chỉ mang vẻ đẹp lộng lẫy, uy nghiêm của chốn hoàng cung mà còn thể hiện sự tinh xảo trong kỹ nghệ chạm khắc của nghệ nhân đương thời.

Hiện nay, chiếc ngai vua của triều Nguyễn được gìn giữ tại Điện Thái Hòa, thuộc khu vực Đại nội của Kinh thành Huế, do Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế quản lý. Đặc biệt, vào tháng 1/2016, ngai vàng này đã được xếp hạng là bảo vật quốc gia, mang nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, và mỹ thuật đặc sắc.

Theo Bà Huỳnh Thị Anh Vân, Giám đốc Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế, chiếc ngai vàng này là bảo vật độc bản, tức không có cái thứ hai tương tự. Nhà Nguyễn là triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam để lại ngai vàng và đó là một trong những lý do chiếc ngai được công nhận bảo vật.

Ngai vàng chứng kiến nhiều biến động lịch sử

Giai đoạn nhà Nguyễn độc lập kéo dài 56 năm, qua bốn đời vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức. Đến năm 1858, thực dân Pháp xâm lược và đô hộ. Bên cạnh đó, đáng chú ý nhất là câu chuyện 4 tháng thay 3 vua của nhà Nguyễn. Sự việc xảy ra khi vua Tự Đức băng hài. Thời điểm ấy, Dục Đức - vị vua thứ 5 của triều Nguyễn lên ngôi nhưng chỉ tại vị được 3 ngày thì bị các quan đại thần đề nghị phế bỏ vì tội “sửa di chiếu do vua Tự Đức để lại”. Vua Dục Đức sau đó bị bỏ đói đến chết trong ngục tối.

Vua Bảo Đại - vị vua cuối cùng của triều nhà Nguyễn ngồi trên ngai vàng

Vua Bảo Đại - vị vua cuối cùng của triều nhà Nguyễn ngồi trên ngai vàng

Sau Dục Đức, Hiệp Hòa là con thứ 29 của vua Thiệu Trị được Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường đưa lên làm vua. Tương truyền, trong lễ đăng quang có một con quạ đen bay đến đậu trên ngọn cây trước điện Thái Hòa, kêu lên bốn tiếng. Như một điềm báo trước, vua giữ ngai vàng của mình trong 4 tháng.

Sau đó hoàng tử Ưng Đăng kế thừa ngôi báu, lấy hiệu là Kiến Phúc. Tuy lên làm vua nhưng Kiến Phúc luôn lo âu khi ngồi trên ngai vàng. Tâm trạng căng thẳng khiến nhà vua thường xuyên đau ốm và qua đời sau 8 tháng đăng quang.

Trong suốt 143 năm tồn tại, triều Nguyễn đã có tổng cộng 13 đời vua kế vị trên chiếc ngai vàng này. Ngai vàng được hoàn thành dưới thời vua Gia Long, người khai mạc triều Nguyễn, và Bảo Đại là vị vua cuối cùng ngồi lên chiếc ngai vàng, đồng thời là vị vua cuối cùng của triều Nguyễn. Vị vua trị vì lâu nhất là Tự Đức, kéo dài từ năm 1847 đến 1883.

Không một ai dám mạo phạm ngai vàng

Nhà vua thường ngồi uy nghiêm trên ngai vàng đặt giữa điện Thái Hòa trong những dịp lễ đăng quang, sinh nhật vua, đón tiếp sứ thần hay các buổi đại triều. Phía trong điện chỉ có các quan tứ trụ và những hoàng thân quốc thích mới được diện kiến nhà vua. Các quan khác có mặt đông đủ, đứng sắp hàng ngang theo thứ tự ghi trên các phẩm sơn bằng đá nhỏ đặt bên sân, theo nguyên tắc quan văn đứng bên trái, quan võ đứng bên phải.

Theo ông Phan Thuận An, nhà nghiên cứu về Huế, thời nhà Nguyễn trong kinh thành có những đội thợ chuyên chế tác đồ dùng cho hoàng gia và triều đình. Do đó, chiếc ngai được đóng tại chỗ chứ không phải đặt làm ở nước ngoài.

Người làm ngai là những nghệ nhân xuất sắc nhất của đội thợ chuyên chế tác đồ dùng cho hoàng gia và triều đình.

Người làm ngai là những nghệ nhân xuất sắc nhất của đội thợ chuyên chế tác đồ dùng cho hoàng gia và triều đình.

Ông cũng cho biết thêm, đầu những năm 90 có một đoàn làm phim về vua Thành Thái vào điện Thái Hòa để thực hiện một số cảnh quay vua ngồi trên ngai. Nhân vật đóng vai vua phải quỳ lạy chiếc ngai rồi mới dám lên ngồi. "Họ tôn trọng sự thiêng liêng của ngai vàng, nơi những ông vua là nguyên thủ quốc gia từng ngồi", ông An nói.

Cách mạng tháng Tám thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra sắc lệnh yêu cầu các địa phương giữ gìn di vật, bảo vật do các đời trước để lại, không được phá hủy. "Điều kỳ lạ là sau những biến cố của lịch sử, chiếc ngai vẫn đang còn đó. Cũng có thể không được khảm kim châu, ngọc quý nên không bị lấy mất", Giám đốc Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế nói.

Một điều đặc biệt nữa là trong 143 năm tồn tại của nhà Nguyễn, chiếc ngai vàng tại Điện Thái Hoà chưa bao giờ bị di chuyển khỏi vị trí ban đầu. Theo nhà nghiên cứu Phan Thuận An cho hay: “Có giai đoạn ngai vàng đẫm máu trong những cuộc tranh giành ngôi vua, như 4 tháng thay 3 vua nhưng không ai dịch chuyển chiếc ngai vàng đi nơi khác”.

Tham khảo
- Ngai vàng duy nhất còn lại ở Việt Nam - Báo VnEpress (7/2/2016)
- Ngai vàng duy nhất còn lại ở Việt Nam - Báo Tiền phong (08/02/2016)

>> Vị Hoàng đế cuối cùng trong lịch sử phong kiến Việt Nam và cuộc đời kỳ lạ gắn liền với con số 13

Vị vua lên ngôi sớm nhất trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam

Chuyện kết hôn của công chúa triều Nguyễn: Muốn kết hôn phải rút thăm, nhiều 'phò mã' tương lai bỏ trốn khỏi kinh thành vì không chịu cưới

Theo Chất lượng và cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/ngai-vang-doc-nhat-con-lai-o-viet-nam-chua-tung-bi-dich-chuyen-trong-hon-mot-the-ky-duoc-xep-hang-bao-vat-quoc-gia-d119356.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Ngai vàng độc nhất còn lại ở Việt Nam: Chưa từng bị dịch chuyển trong hơn một thế kỷ, được xếp hạng bảo vật quốc gia
    POWERED BY ONECMS & INTECH