Tài chính Ngân hàng

Ngân hàng có hơn 6 triệu tỷ đồng... song vốn vẫn "ế"

Linh Nhi 26/07/2023 09:46

Ngân hàng có hơn 6 triệu tỷ đồng nhưng khó cho vay. Theo đó, tiền của người dân và tổ chức kinh tế không biết chảy vào đâu nên quay lại gửi ngân hàng, bất chấp lãi suất ngày càng thấp.

Thời gian qua ngành ngân hàng đã triển khai rất nhiều giải pháp như hạ lãi suất cho vay, tung ra các gói vay lãi suất ưu đãi, giảm thủ tục giải ngân… song vốn vẫn “ế”. Do đó, việc tăng khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế không chỉ cứu doanh nghiệp mà cũng chính là cứu ngân hàng.

Ngân hàng có hơn 6 triệu tỷ đồng: Doanh nghiệp vẫn kêu khó tiếp cận

Bàn về giải pháp cho ngành ngân hàng với câu chuyện dù hạ lãi suất nhưng tăng trưởng tín dụng vẫn ở mức thấp tại Hội thảo “Tăng khả năng hấp thụ vốn cho doanh nghiệp” diễn ra sáng 25/7, các chuyên gia trong nước và quốc tế đã chỉ ra nhiều yếu tố khiến doanh nghiệp khó hấp thụ vốn dù lãi suất giảm liên tiếp.

Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tính đến ngày 30/6, dư nợ tín dụng nền kinh tế đạt trên 12,4 triệu tỷ đồng, tăng trưởng 4,73% so với đầu năm (đến nay giảm về mức khoảng hơn 4%), tương đương với cùng kỳ năm 2020 và thấp hơn nhiều cùng kỳ của các năm còn lại trong giai đoạn 2018-2022.

Trong đó, dư nợ đối với doanh nghiệp khoảng 6,3 triệu tỷ đồng (tăng 4,66% so với cuối năm 2022, chiếm 51% dư nợ nền kinh tế). Dư nợ đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ đạt gần 2,3 triệu tỷ đồng, tăng gần 4% so với cuối 2022, chiếm khoảng 19% tổng dư nợ nền kinh tế. Trong đó, tăng trưởng tín dụng thấp ở hầu hết các lĩnh vực (trừ xây dựng).

Ngân hàng có hơn 6 triệu tỷ đồng: Doanh nghiệp vẫn kêu khó tiếp cận

Nói về thực trạng doanh nghiệp không vay được vốn tín dụng, ông Nguyễn Văn Thân, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa cho biết, hiện có khoảng 25% doanh nghiệp nhỏ và vừa không vay được vốn tín dụng. Theo ông, ngoài những tác động khách quan từ thị trường thì các chính sách của Nhà nước vẫn chưa phát huy được tính đồng bộ, trong khi đó bản thân các doanh nghiệp cũng chưa chứng minh được năng lực hoàn vốn cũng như năng lực quản lý, kế hoạch sản xuất kinh doanh và minh bạch tài chính…

“Do vậy, để tăng khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp thì chính sách giảm lãi suất chỉ là một trong các giải pháp cần được tiếp tục triển khai”.

Đồng tình, Tổng Thư kí Hiệp hội Ngân hàng, ông Nguyễn Quốc Hùng đánh giá “Việc giảm lãi suất hỗ trợ doanh nghiệp cũng không phải là vấn đề cốt lõi giúp cho các doanh nghiệp phục hồi. Giảm lãi suất nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng đáp ứng đủ điều kiện vay ngân hàng như tài sản đảm bảo không đủ, kinh doanh thua lỗ, cơ cấu nợ, điều chỉnh trả nợ để được vay tiếp hoặc không quản lý được dòng tiền. Ngân hàng không có đủ cơ sở đảm bảo để cho vay tiếp”.

Ngân hàng đau đầu giải bài toán giúp doanh nghiệp hấp thụ vốn

Bàn về giải pháp, ông Nguyễn Văn Thân, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa cho rằng các doanh nghiệp cần phải nâng tầm trình độ về quản lý, kế hoạch sản xuất kinh doanh và minh bạch tài chính… Khi các ngân hàng yên tâm về sức khoẻ của doanh nghiệp thì chắc chắn các ngân hàng sẽ không từ chối cho vay.

Do vậy, đứng ở cả góc độ của ngân hàng và doanh nghiệp, có thể nói vấn đề cho vay hiện nay không thể bằng ý chí của một bên mà hai bên cùng phải lắng nghe, đứng ở vị trí của nhau và cùng nghiên cứu, giải quyết các khó khăn, vướng mắc để tìm ra hướng đi chung.

Ngân hàng có hơn 6 triệu tỷ đồng: Doanh nghiệp vẫn kêu khó tiếp cận

Đây là điểm mấu chốt để người cho vay và người đi vay xích lại gần nhau hơn. Ông Nguyễn Văn Thân cho rằng cần phải có giải pháp để tăng cường bảo lãnh tín chấp, nâng cao năng lực doanh nghiệp.

Về phía người cho vay, Phó Thống đốc NHNN cho hay, ngân hàng cần mạnh dạn cho vay. Thẩm quyền cho vay là của ngân hàng thương mại. Hình thức tín chấp hay thế chấp, quản lý dòng tiền… hoàn toàn do ngân hàng thương mại quyết định. Nếu thấy doanh nghiệp làm ăn công khai, minh bạch thì mạnh dạn có quyết định cho vay.

Thực tế, lãnh đạo các ngân hàng thương mại như VietinBank, Agribank, SHB… cho biết thời gian qua đã triển khai rất nhiều giải pháp như hạ lãi suất cho vay, tung ra các gói vay lãi suất ưu đãi, giảm thủ tục giải ngân… song vốn vẫn “ế”. Do đó, việc tăng khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế không chỉ “cứu” doanh nghiệp mà cũng chính là cứu ngân hàng.

Đất nước bước vào kỷ nguyên mới không thể thiếu sự 'chung lưng, đấu cật' của doanh nhân

Ngân hàng thừa tiền - doanh nghiệp khát vốn: Có 3 giải pháp cho 2 đường thẳng gặp nhau

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/ngan-hang-co-hon-6-trieu-ty-dong-song-von-van-e-193900.html
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Ngân hàng có hơn 6 triệu tỷ đồng... song vốn vẫn "ế"
    POWERED BY ONECMS & INTECH