Ngân hàng năm 2022: Ẩn số cổ đông lớn

04-03-2022 11:05|Hoàng Yến

Bước sang năm 2022, câu chuyện ngân hàng bán vốn cho nhà đầu tư nước ngoài, tìm cổ đông chiến lược vẫn tiếp tục là mối quan tâm lớn của giới đầu tư.

Mùa ĐHCĐ ngân hàng năm 2022, nhiều nhà băng sẽ tiến hành bầu thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát nhiệm kỳ mới như Sacombank, HDBank, SHB...

Theo đó, đại hội thường niên 2021 lần thứ 2 của Eximbank vừa tổ chức thành công vào ngày 15/2/2021, với vị trí ghế “nóng” Chủ tịch HĐQT thuộc về bà Lương Thị Cẩm Tú.

Được biết, từ năm 2018 tới nay, bà Tú nhận được sự ủng hộ của đa số cổ đông và cán bộ, nhân viên Eximbank. Vào tháng 3/2019, bà được bầu làm Chủ tịch HĐQT thay cho ông Lê Minh Quốc và được đánh giá là người có vai trò trung hòa trong các mối quan hệ giữa các nhóm cổ đông. Tuy nhiên, Eximbank đang nằm trong tay liên minh nhóm cổ đông nào vẫn là vấn đề được giới đầu tư quan tâm. Có thông tin cho rằng, nhóm cổ đông lớn phía sau Eximbank là một doanh nghiệp bất động sản và một ngân hàng.

Bên cạnh đó, VPBank cũng vừa có văn bản chính thức về việc điều chỉnh tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại ngân hàng lên 17,5% vốn điều lệ.

Trước đó, VPBank đã thông báo lấy ý kiến cổ đông về điều chỉnh tỷ lệ sở hữu tối đa của nhà đầu tư nước ngoài từ mức 15% lên 17,5% vốn điều lệ. Việc điều chỉnh room ngoại lên 17,5% là tỷ lệ đủ để VPBank có thể phát hành thêm cổ phiếu cho cổ đông chiến lược nước ngoài tối đa 15% vốn điều lệ sau khi phát hành.

Lý giải cho việc nới room ngoại lên 17,5%, VPBank cho biết, theo quy định của pháp luật, tỷ lệ sở hữu tối đa của một tổ chức nước ngoài không được vượt 15% và tổng mức sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài không được vượt 30% vốn điều lệ ngân hàng.

Đối tác ngoại của VPBank đang được đồn đoán là SMBC, khi ngân hàng Nhật Bản này vừa quyết định chấm dứt hợp tác chiến lược với Eximbank và trước đó đã mua lại 49% vốn tại FE Credit (công ty con của VPBank) với giá gần 1,4 tỷ USD.

Tuy nhiên, dù đã tuyên bố chấm dứt hợp tác chiến lược với Eximbank, nhưng SMBC vẫn là cổ đông lớn, sở hữu 15% cổ phần ngân hàng. Vì thế, việc SMBC liệu có rút lui hoàn toàn khỏi Eximbank và chuyển nhượng phần vốn cho nhóm cổ đông nào của nhà băng này vẫn là mối quan tâm lớn của các nhà đầu tư.

Bên cạnh VPBank, nhiều ngân hàng khác cũng đang lên kế hoạch bán vốn cho nhà đầu tư nước ngoài,

Theo đó, OCB sẽ bán thêm 10% cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài, Viet Capital Bank bán 5% cổ phần cho cổ đông ngoại, Nam A Bank dự kiến thu hút vốn ngoại thông qua bán 15 - 20% cổ phần, ABBank có kế hoạch chuyển đăng ký giao dịch từ sàn UPCoM lên niêm yết trên HOSE...

Theo VCBS, tại MB, ngân hàng hiện cũng đang tích cực tìm kiếm đối tác chiến lược cho các công ty thành viên. Đầu tháng 12/2021, MB chính thức lựa chọn Ngân hàng Shinsei làm đối tác cho ngân hàng con tại Campuchia, 3 công ty con khác là MIC, MBS và MB Capital hiện đang trong giai đoạn đàm phán và thẩm định với một số bên quan tâm.

Năm 2021 là một năm "thăng hoa" của ngành ngân hàng khi các nhà băng liên tục báo lãi "khủng" dù chịu nhiều tác động của đại dịch COVID-19. Bước sang năm 2022, ngành ngân hàng được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng tích cực.

Cụ thể, các chuyên gia phân tích của BSC nhận định, trong năm 2022, tín dụng ngành ngân hàng tăng 14%, lợi nhuận trước thuế tăng 22,8%. Các ngân hàng có khả năng đạt mức tăng trưởng lợi nhuận trên 20% bao gồm BIDV, MB, Techcombank, ACB, TPBank, MSB...

Bầu Đức mất 3 năm thuyết phục Eximbank và câu chuyện tài chính biến lỗ thành lãi nhờ xóa nghìn tỷ nợ vay

Hai lần GELEX (GEX) dính tin đồn

Theo Kinh Tế Chứng Khoán
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/ngan-hang-nam-2022-an-so-co-dong-lon-132300.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Ngân hàng năm 2022: Ẩn số cổ đông lớn
    POWERED BY ONECMS & INTECH