Ngành vật liệu xây dựng 'kêu cứu' đang 'chết mòn' theo thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng phản hồi
Khả năng tiêu thụ vật liệu xây dựng đang giảm mạnh dẫn đến nhiều doanh nghiệp buộc tạm dừng một số dây chuyền sản xuất.
Bộ Xây dựng vừa lấy ý kiến của Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, và Ngân hàng Nhà nước về một loạt các giải pháp gỡ khó cho doanh nghiệp sản xuất vật liệu, trước khi chính thức báo cáo Thủ tướng. Trước đó, 8 hiệp hội bao gồm: Vật liệu xây dựng Việt Nam, Xi măng Việt Nam, Bê tông Việt Nam, Thép Việt Nam, Gốm sứ xây dựng Việt Nam, Kính và Thủy tinh xây dựng Việt Nam, Tấm lợp Việt Nam, và Hội Khoa học kỹ thuật Cầu đường Việt Nam đã đồng loạt kêu cứu vì sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn.
Doanh nghiệp vật liệu xây dựng “bế tắc” nguồn tiêu thụ
Theo thống kê của Bộ Xây dựng, ngành sản xuất vật liệu đóng góp vào GDP cả nước 6,5-7% hàng năm. Sản xuất và tiêu thụ vật liệu xây dựng đóng vai trò thiết yếu đối với sự phát triển của ngành xây dựng nói riêng và phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, tạo động lực cho phát triển kinh tế-xã hội nói chung.
Tuy nhiên, thời gian gần đây ghi nhận tình hình thị trường bất động sản chạm đáy, cầu giảm mạnh, giải ngân vốn đầu tư công chậm dẫn đến nhiều chủ đầu tư phải giãn tiến độ, dừng triển khai thi công dự án.
>> Cử tri TP Thủ Đức đề nghị xem lại giá bồi thường quá thấp của dự án Vành đai 3
Cụ thể, tình hình tiêu thụ mặt hàng xi măng giảm sâu, tính đến tháng 10 năm nay cả nước chỉ sử dụng khoảng hơn 72 triệu tấn xi măng, thấp hơn gần 5% so với cùng kỳ năm ngoái. Bên cạnh đó, thị trường xuất khẩu xi măng cũng chỉ đạt 25,7 triệu tấn, thấp hơn 2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tình trạng đáng báo động này dẫn đến việc nhiều nhà máy sản xuất xi măng buộc phải ngừng hoạt động một số dây chuyền lò nung để giảm số lượng hàng hóa tồn kho. Hiện nay, có đến 8 dây chuyền lớn phải ngừng hoạt động, chiếm gần 10% tổng số dây chuyền sản xuất xi măng trên toàn quốc.
Đối với sản xuất gang thép, sản lượng 9 tháng đầu năm đạt gần 8 triệu tấn, giảm sâu gần 21% so với cùng kỳ năm 2022. Trong khi đó, sản lượng tiêu thụ chỉ đạt 7,7 triệu tấn, giảm khoảng 20% so với cùng kỳ năm ngoái.
Bộ Xây dựng đề xuất loạt giải pháp "cứu" ngành chủ lực
Để “gỡ nút thắt” cho doanh nghiệp ngành vật liệu, Bộ Xây dựng đã đề xuất Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo các chủ đầu tư ưu tiên sử dụng cầu cạn bê tông cốt thép đối với các dự án đường bộ cao tốc đang trong quá trình thiết kế, đặc biệt là những vùng có tình trạng đất yếu, thiếu thống vật liệu đắp nền đường như Đồng bằng sông Cửu Long.
Đồng thời, khuyến khích các địa phương tăng cường triển khai thực hiện “bê tông hóa” mọi tuyến đường giao thông tại nông thôn, miền núi nơi thường xuyên xảy ra ngập, lụt.
>> Dự án “treo” gần 30 năm, hàng trăm hộ dân sống "mòn" trong những ngôi nhà lụp xụp tạm bợ
Bộ Xây dựng cùng Ngân hàng Nhà nước sẽ sớm triển khai mở gói tín dụng 120.000 tỷ đồng nhằm phát triển các dự án nhà ở xã hội, cải tạo chung cư cũ. Bên cạnh đó, giảm lãi vay đối với các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng (có thể giảm đến 2%) cho đến hết năm 2025.
Bộ cũng đề nghị xem xét tạm hoãn quyết định tăng thuế xuất khẩu clinker (nguyên liệu chính để sản xuất xi măng) từ 5% lên 10%, đồng thời kiến nghị giảm thuế suất thuế xuất khẩu clinker về 0% đến hết 2025.
Ngoài ra, đối diện sức ép lớn từ các sản phẩm nhập khẩu tăng mạnh, Bộ Xây dựng kiến nghị Bộ Công Thương tích cực điều tra tình trạng bán phá giá với sản phẩm từ một số nước để kịp thời áp thuế chống bán phá giá khi cần thiết.
Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực, Bộ Xây dựng đề nghị cần nâng cao năng lực cạnh tranh, tích cực đa dạng hóa sản phẩm, và đổi mới thêm về công nghệ cũng như giảm thiểu khí thải trong quy trình sản xuất.
>> Dự án “treo” gần 30 năm, hàng trăm hộ dân sống "mòn" trong những ngôi nhà lụp xụp tạm bợ
Năm 2025, tuyến cao tốc quan trọng hơn 27.000 tỷ đồng tại Đồng bằng sông Cửu Long sẽ hoàn thành
Doanh nghiệp vật liệu xây dựng: cải thiện “nội lực” để mở rộng thị trường