Xã hội

Nghiên cứu mới của ĐH Mỹ: Biến tế bào ung thư thành thuốc, tự tiêu diệt các tế bào còn lại trong khối u

Khả Vy 11/07/2024 07:06

Nhóm nghiên cứu đang hoàn thiện phương pháp này và tiến tới các thử nghiệm lâm sàng.

Nhóm nghiên cứu từ Đại học bang Pennsylvania (Mỹ) đã đạt được bước tiến đột phá trong cuộc chiến chống ung thư khi phát triển phương pháp biến một số tế bào ung thư thành "kẻ phản bội", tự tiêu diệt các tế bào ung thư khác trong khối u theo Live Science.

Nhóm nghiên cứu từ Đại học bang Pennsylvania (Mỹ) đã đạt được bước tiến đột phá trong cuộc chiến chống ung thư khi phát triển phương pháp biến một số tế bào ung thư thành

Nhóm nghiên cứu từ Đại học bang Pennsylvania (Mỹ) đã đạt được bước tiến đột phá trong cuộc chiến chống ung thư khi phát triển phương pháp biến một số tế bào ung thư thành "kẻ phản bội". Ảnh minh hoạ

Sử dụng kỹ thuật "hack" gien, họ đã tác động lên một số gien nhất định trong tế bào ung thư, điều chỉnh quá trình tiến hóa của chúng và biến chúng thành những "viên thuốc" tiêu diệt ung thư ngay bên trong khối u.

Nghiên cứu này tập trung vào việc điều trị các trường hợp ung thư phổi không phải tế bào nhỏ (NSCLC) - loại ung thư phổi phổ biến nhất - vốn có khả năng kháng thuốc erlotinib sau khoảng 1 năm điều trị, dẫn đến nguy cơ tái phát cao.

Nghiên cứu này tập trung vào việc điều trị các trường hợp ung thư phổi không phải tế bào nhỏ (NSCLC) - loại ung thư phổi phổ biến nhất. Ảnh minh hoạ

Nghiên cứu này tập trung vào việc điều trị các trường hợp ung thư phổi không phải tế bào nhỏ (NSCLC) - loại ung thư phổi phổ biến nhất. Ảnh minh hoạ

Theo bài báo đăng trên tạp chí Nature Biotechnology, nhóm nghiên cứu đã phát triển kỹ thuật đưa hai "gien tự sát" vào tế bào NSCLC trong thí nghiệm. Một trong hai gien này, khi kết hợp với thuốc erlotinib, sẽ tạo ra khả năng kháng thuốc cho tế bào. Nghe có vẻ mâu thuẫn, nhưng điều này giúp các tế bào được chỉnh sửa có thể tồn tại và chiếm ưu thế trong khối u.

Các nhà khoa học gọi đây là quá trình "giăng bẫy". Sau khi giúp các tế bào được chỉnh sửa đủ mạnh để tồn tại và phát triển, họ ngừng sử dụng erlotinib. Tiếp theo, gien tự sát thứ hai được kích hoạt bằng một phân tử vô hại gọi là 5-FC. Gien này mã hóa cho một loại enzyme giúp các tế bào chuyển đổi 5-FC thành chất độc 5-FU, có khả năng tiêu diệt ung thư.

Cuối cùng, các tế bào đã được chỉnh sửa và đủ mạnh để không bị lấn át bởi các tế bào khác được đưa vào khối u. Giống như những viên thuốc độc, nhưng không gây hại cho cơ thể, chúng phát triển nhanh chóng và giải phóng ồ ạt chất độc 5-FU, tiêu diệt hoàn toàn các tế bào ung thư còn lại.

Nhóm nghiên cứu đang tiếp tục hoàn thiện phương pháp này và tiến tới các thử nghiệm lâm sàng. Ảnh minh hoạ

Nhóm nghiên cứu đang tiếp tục hoàn thiện phương pháp này và tiến tới các thử nghiệm lâm sàng. Ảnh minh hoạ

Trong thí nghiệm trên chuột, sau 20 ngày điều trị, các tế bào ung thư biến đổi đã vượt qua và tiêu diệt các tế bào ung thư không biến đổi xung quanh. Đến ngày thứ 80, khối u đã hoàn toàn biến mất.

Nhóm nghiên cứu đang tiếp tục hoàn thiện phương pháp này và tiến tới các thử nghiệm lâm sàng.

>> Nghiên cứu của Bệnh viện K: Gần 97% bệnh nhân ung thư phổi có thói quen này

WHO chính thức cảnh báo loại bột trắng có trong phấn rôm có khả năng gây ung thư

Phát triển thành công ‘máy bay sát thủ’ siêu nhỏ tiêu diệt ung thư từ bên trong

Theo Chất lượng và cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/nghien-cuu-moi-cua-dh-my-bien-te-bao-ung-thu-thanh-thuoc-tu-tieu-diet-cac-te-bao-con-lai-trong-khoi-u-d127363.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Đặc sắc
Nổi bật Người quan sát
Nghiên cứu mới của ĐH Mỹ: Biến tế bào ung thư thành thuốc, tự tiêu diệt các tế bào còn lại trong khối u
POWERED BY ONECMS & INTECH