Ngôi chùa trăm gian rộng lớn có ‘giếng ngọc’ tạo thành từ hàng trăm cối đá, là Di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia

13-02-2024 10:30|Nhật Linh

Đây là điểm dừng chân lý tưởng để du khách đến vãn cảnh và chiêm ngưỡng nét kiến trúc cổ kính, đặc sắc.

Chùa Lương (xã Hải Anh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định) tên tự là chùa Phúc Lâm, hay còn gọi là Chùa trăm gian. Chùa được xây dựng vào khoảng thế kỷ XV (1485-1500). Cầu Ngói, chùa Lương, đình Phong Lạc tạo thành cụm di tích có kiến trúc cổ độc đáo, mang đậm dấu ấn của những nghệ nhân tài hoa.

Cụm di tích này được xây dựng gắn liền với công cuộc khai hoang lấn biển 500 năm trước của những người đã khai khẩn mảnh đất Quần Anh xưa, nay là huyện Hải Hậu.

Trải qua hàng trăm năm, cụm di tích cầu Ngói, chùa Lương, đình Phong Lạc vẫn còn khá nguyên vẹn. Chùa Lương được xây dựng ở gần chợ Lương thế nên người dân nơi đây gọi với cái tên là chùa Lương.

Trải qua nhiều lần trùng tu, xây dựng và tu sửa, chùa Lương có quy mô ngày càng rộng lớn

Trải qua nhiều lần trùng tu, xây dựng và tu sửa, chùa Lương có quy mô ngày càng rộng lớn

Trải qua nhiều lần trùng tu, xây dựng và tu sửa, chùa Lương có quy mô ngày càng rộng lớn với 100 gian gồm: Tiền đường, Thượng điện, Hậu điện, 2 hành lang Đông Tây, nhà thờ tổ, 2 dãy hậu phòng, gác chuông, nhà khách, tam quan, trước chùa là hồ bán nguyệt vào mùa hè sen nở thơm ngát, phủ rợp sắc xanh.

Chùa Lương mang nét đẹp kiến trúc dân tộc từ nhiều thời đại khác nhau. Nhưng chung quy lại, ngôi chùa vẫn giữ được nét đẹp kiến trúc từ các thế kỷ trước.

Ngôi chùa vẫn giữ được nét đẹp kiến trúc từ các thế kỷ trước

Ngôi chùa vẫn giữ được nét đẹp kiến trúc từ các thế kỷ trước

Chùa Lương được xây dựng trên địa thế đất vô cùng đẹp đẽ, thoáng đãng. Trước chùa là hồ bán nguyệt rộng rãi, làn nước trong xanh và trồng sen. Vào mùa hè, hoa sen đua nở khoe sắc hồng tinh khôi hòa cùng với bầu trời cao xanh vời vợi mang đến cảnh đẹp thanh bình cho du khách thưởng ngoạn.

Về tổng thể kiến trúc, chùa Lương với khu vực chính được tô đậm rõ rét của trình độ kỹ thuật điêu luyện với khiếu thẩm mỹ tinh xảo, sắc bén mà nghệ nhân dân gian xưa tạo vẽ lên. Toàn bộ khung của những hạng mục công trình của chùa luôn đảm bảo sự kiên cố, vững chãi với độ bền vững cao. Qua bao nhiêu tháng năm lịch sử, kiến trúc ngôi chùa vẫn giữ được vẻ đẹp thanh thoát, nhẹ nhàng.

Nghệ thuật điêu khắc của ngôi chùa vô cùng đặc sắc. Ở mỗi thành phần kiến trúc, nhất là ở tòa tiền đường được tô vẽ bằng những đường họa tiết, chạm khắc hình tượng con rồng bay bổng, mềm mại với tư thế có hồn đạt đỉnh cao nghệ thuật: rồng cuốn thủy, rồng chầu mặt nguyệt, rồng ngậm ngọc, rồng vuốt râu; rồng bay, trúc hóa long; rồng cùng ngựa, chim, cá vui đùa.

Chùa Lương được xây dựng trên địa thế đất vô cùng đẹp đẽ, thoáng đãng

Chùa Lương được xây dựng trên địa thế đất vô cùng đẹp đẽ, thoáng đãng

Khu vực 1 của chùa bao gồm những công trình trọng điểm, thiết yếu của chùa gồm 49 gian là: tiền đường, gác chuông, tam bảo, hậu đường, 2 dãy hành lang đông tây được liên kết chặt chẽ, logic với nhau theo lối giao mái, bắt vần tạo nên một kiến trúc độc đáo, hài hòa.

Khu vực 2 của chùa Lương bao gồm: nhà tổ Quan âm các; tăng phòng; nhà khách; nhà bếp, nhà kho,... nhiều gian lớn nhỏ khác nhau với nét đặc trưng là kiến trúc cổ truyền dân tộc. Phía bắc của chùa gồm hàng chục tháp mộ gắn liền với tổng thể kiến trúc ngôi chùa.

Du khách đến tham quan chùa Lương còn ấn tượng với giếng ngọc nơi đây bởi sự độc đáo. Giếng được xây dựng từ những chiếc cối đá xếp theo một vòng tròn lớn chồng lên nhau nhìn rất ấn tượng. Nước giếng trong vắt, mát lạnh và hay được nhà chùa dùng để đồ xôi, sửa lễ cúng Phật.

Giếng ngọc

Giếng ngọc

Lễ hội chùa Lương được tổ chức từ ngày 14 đến ngày 16/3 âm lịch hàng năm. Với việc phục dựng và tổ chức nhiều hoạt động văn hoá, trò chơi dân gian đặc sắc, người dân xã Hải Anh đã đưa lễ hội chùa Lương trở thành điểm hội tụ, phát huy các giá trị văn hoá làng quê. Ngày 26/3/1990, chùa Lương được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia.

>> Ngôi chùa cổ rộng 15m nằm sâu trong lòng núi đá vôi, hoàn toàn do thiên nhiên ban tặng, gắn với truyền thuyết Đức Phật hạ trần

Du xuân ngôi chùa linh thiêng ở Thái Bình, ngắm gác chuông gỗ cao nhất Việt Nam

Ngôi chùa ở Hà Nội sở hữu đại tượng Phật 72m cao nhất Đông Nam Á, phần đế rộng hơn 1.200m2, có trái tim ngọc bích nguyên khối nặng hơn 1 tấn

Lễ chùa đầu xuân 2024 tại 4 ngôi chùa trên núi nổi tiếng linh thiêng tại miền Nam

Theo Chất lượng và cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/ngoi-chua-tram-gian-rong-lon-co-gieng-ngoc-tao-thanh-tu-hang-tram-coi-da-la-di-tich-lich-su-van-hoa-cap-quoc-gia-d116169.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Ngôi chùa trăm gian rộng lớn có ‘giếng ngọc’ tạo thành từ hàng trăm cối đá, là Di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia
POWERED BY ONECMS & INTECH