Điểm đến

Ngôi đền rộng 500m2 giữa phố cổ Hà Nội là nơi duy nhất thờ ‘Ông tổ phòng cháy chữa cháy’, được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia

Nhật Linh 04/01/2024 10:40

Trong lòng phố cổ Hà Nội có một ngôi đền độc đáo, là nơi thờ thần lửa duy nhất tại Việt Nam.

Sau những náo nhiệt, ồn ào ở dáng hình bề ngoài, Hà Nội vẫn khoác lên mình nét thanh lịch, rêu phong tự ngàn đời của mảnh đất kinh kỳ xưa. Vùng đất nào cũng giữ gìn cho mình những gì tinh túy nhất, Hà Nội cũng vậy khi có một ngôi đền thờ Hỏa Thần lặng yên nép mình trên phố cổ.

Đền Hỏa Thần nằm ở 30 phố Hàng Điếu (phường Cửa Đông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội)

Đền Hỏa Thần nằm ở 30 phố Hàng Điếu (phường Cửa Đông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội)

Đền Hỏa Thần gắn với địa danh thôn Yên Nội, tổng tiền Túc (sau đổi lại là tổng Thuận Mỹ), huyện Thọ Xương, kinh thành Thăng Long. Nay địa danh này thuộc số nhà 30 phố Hàng Điếu, phường Cửa Đông, quận Hoàn Kiếm (TP Hà Nội). Đền Hỏa Thần là di tích duy nhất tại Việt Nam thờ Hỏa Thần-thần Lửa.

Đền Hỏa Thần là di tích duy nhất tại Việt Nam thờ Hỏa Thần-thần Lửa

Đền Hỏa Thần là di tích duy nhất tại Việt Nam thờ Hỏa Thần-thần Lửa

Theo tài liệu ghi chép, đền Hỏa Thần được xây dựng từ năm Minh Mệnh thứ 19 (1838), khi đó thuộc thôn Yên Nội (tổng Tiền Túc), sau đổi thành tổng Thuận Mỹ (huyện Thọ Xương). Đầu thế kỷ thứ XIX, người dân đến đây buôn bán, họp chợ, hình thành phố, phường.

Giai đoạn từ năm 1828 đến năm 1885, những ngôi nhà trên phố Hàng Điếu chủ yếu được lợp tranh, tre, nứa, lá nên thường xuyên xảy ra hỏa hoạn. Vì thế, người dân đã dựng đền Hỏa Thần để thờ thần Lửa, mong được che chở, bình an.

Ban đầu, đền chỉ được dựng sơ sài. Đến năm Thiệu Trị thứ nhất (1841), đền được xây lại với quy mô lớn hơn. Năm 1848, người ta xây thêm tòa phương đình và nhà tiền tế trên tổng diện tích khoảng 500m2. So với các di tích khác trong khu vực phố cổ, đền Hoả Thần có quy mô kiến trúc khá lớn, kiểu chữ “công” gồm tiền tế, phương đình và cung cấm, trong đó, kiến trúc phương đình được chạm khắc, trang trí đặc sắc nhất. Các con rường được chạm nổi văn mây lá lật. Mỗi đấu kê đều trang trí cánh sen.

Kiến trúc phương đình được chạm khắc, trang trí đặc sắc nhất

Kiến trúc phương đình được chạm khắc, trang trí đặc sắc nhất

Mỗi đầu dư đều thể hiện hình đầu rồng. Các bức ván trong giá chiêng chạm nổi đề tại phương trong tư thế đang bay. Và bốn bức tượng nghê dưới câu đầu được thể hiện giống với nhau với hình thức cách điệu cao, rất gần gũi với các tượng nghê trên kiến trúc phương đình đền Bạch Mã và đền Thanh Hà thuộc khu phố cổ Hà Nội.

Dù đã qua nhiều lần trùng tu nhưng nơi đây vẫn còn giữ được đặc trung của phong cách kiến trúc thời Nguyễn

Dù đã qua nhiều lần trùng tu nhưng nơi đây vẫn còn giữ được đặc trung của phong cách kiến trúc thời Nguyễn

Mặc dù đã qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo nhưng nhìn chung nơi đây vẫn còn giữ được đặc trưng của phong cách kiến trúc, mỹ thuật thời Nguyễn ở nửa cuối thế kỷ XIX, đầu XX, có sự kế thừa của các thế kỷ trước.

Có hai Thần Lửa là Nam Phương Xích đế và Quang Hoa Mã Nguyên Súy. Trong đó vị Quang Hoa Mã Nguyên Súy được thờ phụng tại đền Hỏa Thần. Theo truyền thuyết của người Việt Nam, Quang Hoa Mã Nguyên Súy được nghe thuyết pháp tụng kinh nhiều và trở thành môn đệ Phật gia. Do tính “Hỏa” nên không giữ được nghiêm giới luật, phải xuống trần đầu thai vào nhà họ Phùng, Khi đắc đạo được về trời làm môn đệ của Ngọc Hoàng Thượng Đế, chuyên việc trừ hỏa tai. Và như thế có thể coi “Thần Hỏa” là "ông tổ” nghề phòng cháy chữa cháy.

Năm 1997, đền Hỏa Thần đã được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia

Năm 1997, đền Hỏa Thần đã được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia

Hàng năm, lễ hội đền Hỏa Thần được tổ chức vào ngày 28 tháng Ba và 28 tháng Chín (âm lịch) - ngày sinh và ngày hóa của Hỏa Thần. Vào năm 1997, đền Hỏa Thần đã được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia của Việt Nam.

>> Cổ tự dưới chân núi chứa kho báu nghìn năm, được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt

Phát hiện đường hầm 2.300 tuổi dưới ngôi đền cổ: Dài 1.350m, hé lộ trình độ khoa học kỹ thuật 'vượt thời gian'

Ngôi đình được xây dựng từ thế kỷ 17 gắn với lễ hội chọi trâu nổi tiếng, là đình cổ duy nhất của tổng Đồ Sơn xưa còn lại đến ngày nay

Theo Chất lượng và cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/ngoi-den-rong-500m2-giua-pho-co-ha-noi-la-noi-duy-nhat-tho-ong-to-phong-chay-chua-chay-duoc-cong-nhan-la-di-tich-lich-su-van-hoa-cap-quoc-gia-d114087.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Ngôi đền rộng 500m2 giữa phố cổ Hà Nội là nơi duy nhất thờ ‘Ông tổ phòng cháy chữa cháy’, được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia
    POWERED BY ONECMS & INTECH