Ngôi làng kỳ lạ ở Trung Quốc: Người dân chuyên làm giàu từ nghề nhặt đá, bán một cục đá ở sông cũng đủ tiền xây nhà mua xe chỉ sau một đêm

24-12-2023 17:22|Phương Nhi

Hiện có hàng trăm gia đình trong làng đều theo nghề nhặt đá, thậm chí gia đình nào đá càng nhiều thì địa vị trong làng càng cao.

Tọa lạc ở một vị trí bình dị, nằm ngay cạnh con sông lớn nhất Trung Quốc, bao quanh bởi những ngọn núi xanh mướt, làng Hà Gia Bá (Tứ Xuyên, Trung Quốc) mỗi năm đều thu hút lượng khách du lịch lớn. Tuy vậy, du lịch lại không phải là ngành kinh doanh mang tới lợi nhuận cao nhất tại đây.

Được biết, thiên nhiên đã ban tặng cho khu vực này nguồn "kho báu" vô tận với các hòn đá rất có giá trị, thậm chí có khối đá được bán hàng chục nghìn tệ. Vì thế, người dân đều đổ xô mưu sinh bằng cách nhặt đá và bán đá, thậm chí nhiều người còn "đổi đời" sắm nhà, mua xe chỉ sau một đêm.

Ngôi làng kỳ lạ ở Trung Quốc: Người dân chuyên làm giàu từ nghề nhặt đá, bán một cục đá ở sông cũng đủ tiền xây nhà mua xe chỉ sau một đêm
Người dân thôn Hà Gia Bá làm giàu nhờ nghề nhặt đá

Văn hóa “thưởng đá” ở Trung Quốc

Từ lâu, nghệ thuật ngắm đá, bình phẩm về chất đá, giá trị của đá, đã trở thành một văn hóa của người dân nước này.

Đá được tạo ra một cách tự nhiên, trải qua hàng ngàn năm thay đổi, sở hữu muôn hình vạn trạng, được tác động bởi thời gian và những “bí mật” ẩn chứa bên trong. Điều này khiến mỗi hòn đá đều có vẻ đẹp và giá trị riêng.

Trên thực tế, văn hóa thưởng thức đá ở Trung Quốc đã được hình thành ngay từ thời kỳ Xuân Thu. Sau đó, nhà Đường đã đẩy văn hóa thưởng thức đá lên đỉnh cao, thậm chí còn phân chia đá với nhiều cấp độ khác nhau.

Ngôi làng kỳ lạ ở Trung Quốc: Người dân chuyên làm giàu từ nghề nhặt đá, bán một cục đá ở sông cũng đủ tiền xây nhà mua xe chỉ sau một đêm

Ngày nay, văn hóa thưởng thức đá vẫn còn phổ biến. Rất nhiều khu chợ mọc lên, là nơi các tiểu thương mang những cục đá thô đến để người đam mê đá quý và thích trò may rủi thử vận. Họ nhìn cục đá thô, quan sát và đánh giá, rồi mua với một số tiền nhất định. Sau đó mang về đập ra hoặc đánh bóng, cũng có thể yêu cầu người bán thực hiện công đoạn này ngay tại chỗ, để xem bên trong nó là đá quý hay chỉ là đá thường. Các loại đá như đá huyết kê, đá ngọc bích… đều mang giá trị rất lớn, càng quý hơn nếu được tạo hình, chạm khắc tinh xảo.

"Đổi đời" nhờ ngành thương mại đá cuội

Ước tính, làng thu về khoảng 20 triệu nhân dân tệ (hơn 71 tỷ đồng) mỗi năm từ việc kinh doanh đá trang trí. Những gia đình thu nhập cao có thể kiếm được 100.000 nhân dân tệ/năm (hơn 360 triệu đồng). Điều gì khiến những viên đá nằm dưới sông ở Hà Gia Bá trở nên nổi tiếng như vậy?

Từ tháng 2 tới tháng 4 mỗi năm, sông Dương Tử bước vào mùa khô. Khi nước rút, lộ ra bãi cạn kéo dài hơn 10km với hàng trăm nghìn viên đá nhiều màu sắc, đủ mọi kích thước. Với các nhà sưu tập, những viên đá cuội tại đây gây ấn tượng nhờ hoa văn độc đáo.

Thực tế dân làng biết đến vẻ đẹp của những viên đá cuội trên được vài thập kỷ, một số người còn nhặt chúng mang về trang trí nhà cửa. Tuy nhiên phải đến năm 2003, họ mới bắt đầu thu thập chúng rồi đem bán kiếm tiền sau khi một cặp vợ chồng tìm được vài viên đá lạ rồi mang ra chợ bán. Từ đó, ngành thương mại đá cuội mới phát triển.

Ngôi làng kỳ lạ ở Trung Quốc: Người dân chuyên làm giàu từ nghề nhặt đá, bán một cục đá ở sông cũng đủ tiền xây nhà mua xe chỉ sau một đêm
Ngôi làng kỳ lạ ở Trung Quốc: Người dân chuyên làm giàu từ nghề nhặt đá, bán một cục đá ở sông cũng đủ tiền xây nhà mua xe chỉ sau một đêm

Tại Hà Gia Bá, hầu hết người dân đều dựa vào việc nhặt đá để kiếm tiền, họ bất kể là dân công sở hay dân lao động đều sẽ đi nhặt đá, thu nhập rất khả quan, thậm chí mua nhà mua xe đều không thành vấn đề.

Đương nhiên, không phải đá nào cũng có giá trị, một số khối đá không đáng giá một xu, một số đá lại có giá trị ngàn vàng. Vì vậy, điều này đòi hỏi một người có khả năng đánh giá cao và có kiến thức chuyên môn để phân biệt.

Một số người dân ở làng Hà Gia Bá đã trở thành chuyên gia tìm kiếm. Họ có "mắt nhìn", kiếm những viên đá trang trí trông lạ mắt, đặt tên và đẩy giá trị lên cao nhất. Những viên đặc sắc có thể bán với giá hàng nghìn hoặc hàng vạn nhân dân tệ.

Ngôi làng kỳ lạ ở Trung Quốc: Người dân chuyên làm giàu từ nghề nhặt đá, bán một cục đá ở sông cũng đủ tiền xây nhà mua xe chỉ sau một đêm
Chỉ những người lành nghề mới biết đâu là hòn đá có giá trị

Từ đó, thôn Hà Gia Bá bắt đầu khơi gợi khái niệm “kỳ thạch” đầy sức hút, cộng thêm phát triển du lịch, nhờ vậy mà rất nhiều người đổ xô đến vì nghe tiếng.

Không chỉ lựa đá ở nhà dân, dân làng cũng có thể đưa bạn đến sông Dương Tử để nhặt đá, trải nghiệm này lại càng thú vị hơn. Họ đào hoặc nhặt viên đá bất kỳ bên bờ sông, phân tích chất đá, hoa văn, màu sắc cho du khách. Nhiều người có đam mê “ngắm đá” hoặc chỉ đơn giản là thấy hay ho, kỳ lạ thì cũng lựa cho mình vài khối, vài viên mang về làm kỷ niệm, sưu tầm.

Ngày nay, với sự phát triển không ngừng của thương mại điện tử, nhiều người dân ở thôn Hà Gia Bá cũng đã mở một số cửa hàng bán “kỳ thạch” trực tuyến. Hơn nữa họ còn rất chuyên nghiệp, không chịu bị thời đại công nghệ bỏ lại. Tất cả sản phẩm đá đều có hình ảnh, video rõ ràng để người xem, người mua có cái nhìn trực quan hơn, từ đó đánh giá chất đá có đủ xứng đáng chi tiền hay không.

Đối với dân làng Hà Gia Bá, bán đá đã dần trở thành văn hóa và nền tảng sinh tồn.

>> Một quốc gia không có gì ngoài vàng nhưng lại nghèo nhất thế giới, dân không đủ ăn

Phát hiện 4,5 tỷ tấn "vàng lạ" trên biển, Trung Quốc gấp rút nghiên cứu nâng hiệu suất khai thác lên gấp 3 lần

'Thần đèn' Trung Quốc di dời cả bến xe buýt nặng 30.000 tấn chỉ trong 40 ngày: Không một ô kính nào bị vỡ, nguyên vẹn một cách đáng kinh ngạc

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/ngoi-lang-ky-la-o-trung-quoc-nguoi-dan-chuyen-lam-giau-tu-nghe-nhat-da-ban-mot-cuc-da-o-song-cung-du-tien-xay-nha-mua-xe-chi-sau-mot-dem-216801.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Ngôi làng kỳ lạ ở Trung Quốc: Người dân chuyên làm giàu từ nghề nhặt đá, bán một cục đá ở sông cũng đủ tiền xây nhà mua xe chỉ sau một đêm
    POWERED BY ONECMS & INTECH