Ngọn núi 120.000 năm tuổi, nơi được mệnh danh là 'thiên đường mặt đất' vừa được cấp các quyền hợp pháp của một con người
Quyền hợp pháp của ngọn núi nhằm mục đích duy trì sức khỏe và phúc lợi của nó.
Thông tin từ hãng thông tấn CBNews, ngọn núi lửa Taranaki tại New Zealand vừa được công nhận với chức năng pháp lý như một con người hôm thứ 5 vừa qua (31/1).
Dự luật công nhận tính nhân cách của ngọn núi đã được 123 nhà lập pháp của Quốc hội nhất trí thông qua. Cuộc bỏ phiếu chật kín hàng trăm người đã đi từ Taranaki đến thủ đô Wellington.
Núi Taranaki — hiện được gọi là Taranaki Maunga là một ngọn núi lửa nguyên sơ, phủ đầy tuyết đang ngủ yên này là ngọn núi cao thứ hai ở Đảo Bắc của New Zealand với độ cao 8.261feet (2.518m) và là một địa điểm du lịch, đi bộ đường dài và thể thao trượt tuyết phổ biến với du khách.
New Zealand được mệnh danh là "thiên đường trên mặt đất" với những cảnh sắc ngất ngây khiến bao người đến mà chẳng muốn rời đi. Ngọn núi 120.000 năm tuổi này là một trong số đó, nó đang trở thành điểm đến thu hút ngày càng đông khách du lịch, nhất là sau khi Lonely Planet xếp nơi này nằm trong top các địa điểm đáng ghé thăm nhất vào năm 2016.
>> Kêu gọi đầu tư vào eo biển đẹp bậc nhất miền Trung sau khi thu hồi dự án của FLC
Người Maori bản địa ở New Zealand tôn trọng Taranaki Maunga phủ đầy tuyết như một tổ tiên thiêng liêng. Theo bộ tộc Maori, con người, động vật, núi non và thực vật kết nối với nhau dưới một hệ sinh thái lớn. Họ tin rằng việc bảo tồn môi trường có thể tiến triển khi mọi người tôn trọng các truyền thống của người bản địa.
Thời gian gần đây, Taranaki đã bị người dân khai thác đất đá gây thiệt hại vùng đất này. Bởi vậy, sự công nhận này chính là một hàng rào bảo vệ để cho Taranaki Maunga tất cả các quyền, quyền hạn, nhiệm vụ, trách nhiệm và nghĩa vụ của một người.
8 bộ tộc Maori ở địa phương và Chính phủ sẽ cùng nhau chia sẻ trách nhiệm bảo vệ ngọn núi thiêng Taranaki.
Quyền hợp pháp của ngọn núi nhằm mục đích duy trì sức khỏe và phúc lợi của nó. Các luật này sẽ ngăn chặn việc bán cưỡng bức, phá hoại và khôi phục các mục đích sử dụng truyền thống, cho phép công tác bảo tồn bảo vệ động vật hoang dã bản địa phát triển mạnh ở đó. Quyền tiếp cận công cộng vẫn sẽ được duy trì. Đồng thời, khi luật này được công nhận, những người dân có đất ở khu vực Taranaki cũng sẽ bị thu hồi.
New Zealand đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới cấp quyền sinh sống cho các đặc điểm tự nhiên vào năm 2014 khi công nhận quyền sở hữu của khu rừng thiêng Te Urewera ở Đảo Bắc, với quyền bảo hộ được trao cho bộ tộc Tūhoe.
Người đứng sau những khu du lịch tâm linh hàng chục nghìn tỷ, lập kỷ lục châu Á
Khu du lịch được ví như ‘vườn địa đàng’ tại Đảo Ngọc của Việt Nam buộc tháo dỡ, 2 người bị xử phạt