Kiến thức

Người duy nhất được gọi là 'vua hài đất Bắc' nhận cát-xê 4,5 cây vàng cho một vai diễn, U70 an nhàn trong biệt phủ hơn 5.500m2 được tạp chí thế giới vinh danh

Vĩ Hạ 26/08/2024 23:11

Suốt những năm cuối thập niên 90, đầu 2000, nam nghệ sĩ này là cái tên phủ sóng khắp thị trường hài đất Bắc.

Tự nhận mình là "kẻ chọc cười dân dã"

Nghệ sĩ Xuân Hinh tên đầy đủ là Bùi Xuân Hinh, sinh năm 1960 tại Bắc Ninh, trong một gia đình có 7 anh chị em. Gia đình ông không có truyền thống nghệ thuật, cha là giáo viên còn mẹ làm nội trợ. Do đông con, cuộc sống gia đình ông rất khó khăn. Thời trẻ, Xuân Hinh đã phải bươn chải, làm nhiều công việc từ thuê mướn đến buôn bán để kiếm sống, phụ giúp bố mẹ.

Nghệ sĩ Xuân Hinh là gương mặt gắn liền với tuổi thơ của nhiều thế hệ

Nghệ sĩ Xuân Hinh là gương mặt gắn liền với tuổi thơ của nhiều thế hệ

Năm 17 tuổi, Xuân Hinh trúng tuyển vào Đoàn Dân ca Quan họ Bắc Ninh, nơi đã nuôi dưỡng niềm đam mê nghệ thuật trong ông. Năm 1983, ông đỗ vào Trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội, chuyên ngành Hát dân ca.

Ngay từ khi còn học tại Trường Sân khấu Điện ảnh, Xuân Hinh đã thể hiện năng lực diễn xuất. Sau khi tốt nghiệp, ông được giữ lại giảng dạy nhưng từ chối vì muốn tự do biểu diễn trên sân khấu.

Năm 1988 đánh dấu thành công đầu tiên của Xuân Hinh khi ông tham gia diễn xuất tiết mục nổi tiếng Cu Sứt trong Festival Cười, biểu diễn suốt 2 tháng tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt - Xô và nhận được sự cổ vũ nhiệt liệt từ khán giả.

Từ thành công này, Xuân Hinh tiếp tục dấn thân vào sân khấu chèo và hài kịch, gặt hái nhiều thành tích vang dội với một loạt tiết mục như Thầy bói đi chợ, Hề gậy theo thầy, Hề mồi đấu đá, Thị Mầu lên chùa, Người ngựa - Ngựa người, Chồng rượu vợ đề…

Danh hài Xuân Hinh vào vai Thị Mầu trong “Thị Mầu lên chùa”

Danh hài Xuân Hinh vào vai Thị Mầu trong “Thị Mầu lên chùa”

Ông còn gắn liền với những tiểu phẩm hài nổi tiếng một thời như Xuân Hinh đi hỏi vợ, Xuân Hinh đi khám bệnh, Xuân Hinh đi hát karaoke, Xuân Hinh luyện thi hoa hậu…

Suốt những năm cuối thập niên 90 và đầu những năm 2000, Xuân Hinh là cái tên thống trị thị trường hài miền Bắc. Ông là một trong số ít nghệ sĩ miền Bắc thành công về mặt băng đĩa, được mệnh danh là "ông vua băng đĩa" vì các sản phẩm của ông bán rất chạy. Thời điểm đó, hầu như nhà nào cũng có băng đĩa của Xuân Hinh.

Thời kỳ hoàng kim của ông gắn liền với những vai diễn như Tiến Tùng - túng tiền trong vở Tùng lò gạch, Mộng Ti trong Xuân Hinh đi hỏi vợ… Những câu nói như "Ai gọi em đó có em đây", "Ăn chơi đi đừng có tiếc tiền làm gì" hay những giai điệu như "buồn buồn thương thương, thương buồn thương nhớ thương con đề/ Đề ơi thương nhớ, nhớ thương là thương thương nhớ"… đã in sâu trong tâm trí của nhiều người.

Các tác phẩm hài của Xuân Hinh đã trở thành những món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống giải trí của công chúng

Các tác phẩm hài của Xuân Hinh đã trở thành những món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống giải trí của công chúng

Với khả năng hát nhiều thể loại như chèo, xẩm, chầu văn… cùng nét diễn giản dị nhưng đầy châm biếm, các tác phẩm của Xuân Hinh luôn chứa đựng những ý nghĩa sâu sắc, xoay quanh các vấn đề của cuộc sống và được yêu mến bởi nhiều thế hệ khán giả.

Vì vậy, khán giả yêu mến gọi Xuân Hinh là "Vua hề chèo", "Vua băng đĩa", "Vua hài đất Bắc"... Thế nhưng, ông chỉ khiêm tốn tự nhận mình là "kẻ chọc cười dân dã".

Nổi tiếng nên mức cát-xê của Xuân Hinh cũng rất cao. Ông được coi là nghệ sĩ có thu nhập cao nhất trong làng hài phía Bắc. Theo một số nhà sản xuất, mức giá để mời Xuân Hinh đóng hài Tết ít nhất phải từ 100 triệu đồng trở lên.

Trong một video hậu trường đăng tải trên YouTube, NSND Hồng Vân từng chia sẻ, hơn 20 năm trước, nghệ sĩ Xuân Hinh đã nhận mức cát-xê 12 triệu đồng cho một vai diễn.

Nghệ sĩ Xuân Hinh và nghệ sĩ Hồng Vân

Nghệ sĩ Xuân Hinh và nghệ sĩ Hồng Vân

Trong đoạn hội thoại, nghệ sĩ Hồng Vân đã quy đổi cát-xê này ra vàng. Bà nói: "Thời điểm đó, giá vàng là 350.000 đồng một chỉ, tức là 3,5 triệu đồng một cây. Vậy, 12 triệu đồng là khoảng 4 cây rưỡi vàng. Sân khấu kịch mỗi đêm bán được 300 ghế, mà một tháng ông kiếm được 4 cây rưỡi vàng thì cũng được còn gì".

U70 sở hữu cơ ngơi nổi tiếng thế giới

Năm 2017, Xuân Hinh khiến khán giả không khỏi tiếc nuối khi quyết định nghỉ hưu sớm ở tuổi 57. Ông lựa chọn rời xa ánh đèn sân khấu để tận hưởng cuộc sống yên tĩnh, an nhàn bên người thân. Nam nghệ sĩ thường xuyên chia sẻ những hình ảnh đời thường tại ngôi nhà ở ngoại thành Hà Nội với cuộc sống giản dị, yên bình, khiến khán giả không khỏi thích thú và ngưỡng mộ.

Cuộc sống giản dị, yên bình của nghệ sĩ Xuân Hinh. Ảnh: FBNV

Cuộc sống giản dị, yên bình của nghệ sĩ Xuân Hinh. Ảnh: FBNV

Ở tuổi 64, nghệ sĩ Xuân Hinh duy trì thói quen dậy sớm, tập luyện thể thao nhẹ nhàng trên sân thượng, sau đó thưởng thức cà phê một cách giản dị. Ông dành nhiều thời gian chăm sóc bản thân, cũng như gặp gỡ, hàn huyên với bạn bè và đồng nghiệp.

Thỉnh thoảng, khán giả vẫn bắt gặp hình ảnh nam nghệ sĩ di chuyển bằng xe máy thay vì các loại xe hơi đắt tiền

Thỉnh thoảng, khán giả vẫn bắt gặp hình ảnh nam nghệ sĩ di chuyển bằng xe máy thay vì các loại xe hơi đắt tiền

Được biết, biệt phủ Xuân Hinh đang ở được đặt tên là Bảo tàng Địa Mẫu, nằm ở xã Hiền Ninh, phía Tây Nam huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Biệt phủ này tọa lạc trong khuôn viên rộng 5.500m2, bao quanh là vườn vải thiều cổ. Gạch và ngói cổ được chọn làm chất liệu chính cho công trình, tạo nên một không gian mang đậm chất Việt.

bao tang dao mau 2
Bảo tàng Đạo Mẫu của nghệ sĩ Xuân Hinh mang đậm phong cách của làng quê Bắc Bộ. Ảnh: Báo điện tử VOV, FBNV

Bảo tàng Đạo Mẫu của nghệ sĩ Xuân Hinh mang đậm phong cách của làng quê Bắc Bộ. Ảnh: Báo điện tử VOV, FBNV

Được biết, bảo tàng có kiến trúc đương đại này được dựng lên từ 5 triệu viên ngói cổ và hàng triệu viên gạch thất cổ, mua từ 500 hộ dân khắp cả nước. Không chỉ là những vật liệu quen thuộc, nghệ sĩ Xuân Hinh còn mong muốn lưu giữ lại dấu vết của những lò gạch cũ đã bị lãng quên. Đây cũng là ngôn ngữ truyền tải chân thực nhất, đậm chất Việt Nam nhất khi xây dựng một công trình mang yếu tố tâm linh.

Không gian thờ Mẫu. Ảnh: FBNV

Không gian thờ Mẫu. Ảnh: FBNV

Ngoài không gian thờ Mẫu, bảo tàng này còn là nơi nghệ sĩ Xuân Hinh lưu giữ và truyền bá nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống dân tộc như hát văn, hầu đồng, quan họ, tranh cổ dân gian...

Bảo tàng Địa Mẫu của nghệ sĩ Xuân Hinh được xem là một công trình kiến trúc đương đại nổi bật, từng được nhiều tạp chí kiến trúc quốc tế vinh danh. Tại hội nghị giới kiến trúc quốc tế "The World Around 2024", Bảo tàng Địa Mẫu đã trở thành công trình đầu tiên của Việt Nam được vinh danh.

Bảo tàng Đạo Mẫu nhiều lần được các tạp chí và giải thưởng quốc tế vinh danh. Ảnh: FBNV

Bảo tàng Đạo Mẫu nhiều lần được các tạp chí và giải thưởng quốc tế vinh danh. Ảnh: FBNV

Đầu năm nay, công trình này cũng được Tạp chí Thiết kế và Kiến trúc Domus bình chọn vào danh sách những "Dự án Kiến trúc tốt nhất năm 2023". Trong bài viết về công trình, Tạp chí Domus đã dành những lời khen ngợi, gọi đây là "tính thiêng biểu hiện qua chất liệu trong Bảo tàng thờ Mẫu ở Việt Nam".

>> Gia đình Việt Nam có 3 mẹ con cùng được phong tặng danh hiệu NSND cao quý nhất: Người là Giáo sư đầu ngành, người nhận danh hiệu khi mới 26 tuổi

Người hiếm hoi ở Việt Nam là Đại tá công an được phong Nghệ sĩ Nhân dân, từng vào vai Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Nghệ sĩ duy nhất có tên trong Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam, mang giọng hát 'chữa lành' trong kháng chiến

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/nguoi-duy-nhat-duoc-goi-la-vua-hai-dat-bac-nhan-cat-xe-45-cay-vang-cho-mot-vai-dien-u70-an-nhan-trong-biet-phu-hon-5500m2-duoc-tap-chi-the-gioi-vinh-danh-d131490.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Đặc sắc
Nổi bật Người quan sát
Người duy nhất được gọi là 'vua hài đất Bắc' nhận cát-xê 4,5 cây vàng cho một vai diễn, U70 an nhàn trong biệt phủ hơn 5.500m2 được tạp chí thế giới vinh danh
POWERED BY ONECMS & INTECH