Kết phiên 8/8/2022, VN-Index tăng 4,01 điểm (0,32%) lên 1.256,75 điểm; HNX-Index tăng 1,43 điểm (0,48%) lên 301,33 điểm; UPCoM-Index tăng 1 điểm (1,1%) lên 92,32 điểm.
15h00:
Tâm lý thận trọng xuất hiện trên diện rộng, chỉ số VN-Index giằng co khi thiếu vắng cổ phiếu dẫn dắt. Kết phiên, VPB, GAS và TCB là những mã tác động tích cực nhất đến VN-Index với hơn 2 điểm tăng. Ngược lại, VIC, SAB và VHM là những mã tác động tiêu cực nhất, lấy đi hơn 1.2 điểm.
Chỉ số HNX-Index duy trì sắc xanh nhẹ đến cuối phiên nhờ diễn biến khả quan của các mã PVS, HUT, KSF, L14,...
Nhóm ngành chế biến thủy sản giao dịch với chiều hướng tích cực với 8 mã tăng và 3 mã tham chiếu trong đó ACL và ANV kịch trần 7% cùng thanh khoản tăng mạnh, IDI tăng 6,5%, VHC tăng 5,13%, FMC, CMX tăng hơn 4%, SJ1 tăng 3,8%.
Ở chiều ngược lại nhóm ngành nông lâm ngư suy yếu với việc HAG (-4,82%), BAF (-3,96%), HNG (-2,34%),…
Kết phiên giao dịch, VN-Index tăng 4,01 điểm (0,32%) lên 1.256,75 điểm; toàn sàn có 271 mã tăng, 189 mã giảm và 75 mã đứng giá. HNX-Index tăng 1,43 điểm (0,48%) lên 301,33 điểm; toàn sàn có 120 mã tăng, 87 mã giảm và 45 mã đứng giá. UPCoM-Index tăng 1 điểm (1,1%) lên 92,32 điểm.
Thanh khoản thị trường cải thiện hơn so với phiên trước. Tổng giá trị khớp lệnh đạt 16.781 tỷ đồng - tăng 5,3% trong đó giá trị khớp lệnh riêng sàn HOSE tăng 4% và đạt 14.703 tỷ đồng.
Về giao dịch của khối ngoại, khối này bán ròng trên sàn HOSE với giá trị 99 tỷ đồng, trong đó VNM và HPG là hai mã bị bán ròng nhiều nhất. Trên sàn HNX, khối ngoại mua ròng hơn 37 tỷ đồng với SHS được mua hơn 35 tỷ đồng.
13h55: Dấu ấn nhóm Small Cap
Sau giờ nghỉ, nhóm VN30 tiếp tục có sự phân hóa mạnh trong đó TCB và GVR tăng 2%, PLX tăng 1,7%, GAS tăng 1,5%... Ngược lại, VJC giảm 1,2%, PDR giảm 1,1%; TPB, VRE, VIC,… giảm dưới 1%.
Nhóm cổ phiếu Small Cap đang giao dịch sôi động với TNT, ACL, MHC kịch trần 7%; IDI, DC4, ITC, CRC tăng mạnh hơn 6%, CMV tăng 3,6%...
Nhóm cổ phiếu thủy sản biến động tích cực trở lại trong đó ANV và ACL đều được kéo lên mức giá trần. Bên cạnh đó, VHC tăng 5,5%, CMX tăng 4,3%.
VN-Index tăng 3,7 điểm (0,3%) lên 1.256,44 điểm, HNX-Index tăng 1,28 điểm (0,43%) lên 301,18 điểm, UPCoM-Index tăng 0,41 điểm (0,45%) lên 91,73 điểm.
11h30: VN-Index đi lình xình
Kết phiên sáng, VIC đang là mã có tác động tiêu cực nhất đến VN-Index khi lấy đi gần 0,4 điểm của chỉ số này. Ngược lại, các mã TCB, GVR, GAS là những mã có tác động tích cực nhất khi đã bù lại gần 2 điểm chỉ số.
Nhóm cổ phiếu thủy sản khởi sắc với ACL và ANV tăng trên 4%; IDI tăng 3,3%, VHC đạt 2,3%; các mã khác như CMX, FMC đều kết phiên giao dịch trong sắc xanh. Đây cũng là nhóm tăng mạnh nhất thị trường phiên sáng nay với mức tăng 2,58%. Ở chiều ngược lại, nông - lâm - ngư là ngành giảm mạnh nhất với mức giảm 1,44%
Tạm dừng phiên sáng, VN-Index tăng 3,1 điểm (0,25%) lên 1.255,84 điểm; toàn sàn có 235 mã tăng, 193 mã giảm và 85 mã đứng giá. HNX-Index tăng 1,46 điểm (0,49%) lên 301,36 điểm; toàn sàn có 94 mã tăng, 90 mã giảm và 46 mã đứng giá. UPCoM-Index tăng 0,26 điểm (0,28%) lên 91,58 điểm.
Tổng khối lượng giao dịch dạt 9.247 tỷ đồng trong đó giá trị khớp lệnh riêng sàn HOSE giảm 1% xuống còn 7.793 tỷ đồng.
Khối ngoại mua ròng hơn 65 tỷ đồng trên sàn HOSE. Trên HNX, khối ngoại mua ròng hơn 1,3 tỷ đồng, tập trung chủ yếu ở cổ phiếu IDC.
10h00: Nhóm chăn nuôi giảm điểm
Kể từ sau 9h45, lực cầu tăng tốc giúp VN-Index nới rộng đà tăng. VN-Index tăng gần 4 điểm, HNX-Index tăng gần 2 điểm.
Cổ phiếu TCB vươn lên dẫn đầu nhóm VN30; theo sau là VPB và HPG góp lần lượt hơn 1,1 và 1 điểm tăng cho chỉ số. Ngược lại, các mã như VNM, SAB và VRE đang giảm nhẹ.
Nhóm thép giao dịch khá sôi động khi hầu hết các mã đều hiện sắc xanh tăng. HPG, NKG và POM tăng trên 1%; HSG và TLH tăng gần 1%... Nhiều mã như HSG, NKG đã có chuỗi 6-7 phiên tăng liên tục ngay trước đó.
Nhóm bán lẻ và bán buôn cũng có diễn biến giao dịch lạc quan. PNJ tăng hơn 2%, FRT tăng hơn 3%, MWG và PET tăng hơn 1%, DWG tăng gần 2%...
Ngược lại với diễn biến chung, nhóm ngành chăn nuôi lại khá tiêu cực khi HAG giảm hơn 2%, HNG hơn 1% và DBC giảm gần 1%.
9h36: HPG gánh trụ
HPG tăng 1,7% và dẫn đầu nhóm VN30. Trong khi đó, cổ phiếu GAS chỉnh sớm hơn 1%.
Các cổ phiếu lớn như TCB, BVH, MSN, PVS,... đồng loạt tăng giá góp phần kéo các chỉ số lên trên mốc tham chiếu.
Tuy nhiên, đà tăng của VN-Index không duy trì được quá lâu khi áp lực bán dâng cao và đẩy các cổ phiếu như BCM, SAB, VNM, VRE... lùi xuống dưới mốc tham chiếu. BCM giảm 1,8%, GAS giảm 1,2%, SAB giảm 0,9%...
Nhóm L14, HUT, CEO, DIG cũng đồng loạt tăng mạnh.
Cổ phiếu ITC tiếp tục bay cao với sắc tím vùng 14.950 đồng qua đó tạm nối dài chuỗi tăng lên con số 9; thị giá tăng 49,5% kể từ ngày 26/7/2022.
Được biết, doanh nghiệp này vừa báo tổng doanh thu bán niên 2022 đạt gần 430 tỷ đồng - tăng 75% so với cùng kỳ năm trước; lãi sau thuế đạt gần 88 tỷ đồng - gấp 4,8 lần YoY.
VN-Index giảm 0,2 điểm xuống 1.252,64 điểm; HNX-Index tăng 1,81 điểm lên 301,71 điểm; UPCoM-Index tăng 0,12 điểm lên 91,44 điểm.
Đầu phiên: Phái sinh giằng co
Mùa báo cáo tài chính quý II/2022 đang dần khép lại. Thị trường bắt đầu rơi vào khoảng trống thông tin.
Đầu phiên, thị trường phái sinh mở cửa không có nhiều dấu ấn. Trong khi VN30F2208 giảm nhẹ dưới 2 điểm thì VN30F2212 xanh hơn hơn 2 điểm.
Trước đó, kết thúc tuần từ 1 - 5/8/2022, VN-Index tăng 46,41 điểm lên 1.252,74 điểm, HNX-Index tăng 11,29 điểm lên 299,9 điểm.
Thị trường tăng điểm trong 4 phiên đầu tuần với nền tảng thanh khoản vượt lên trên mức trung bình và điều chỉnh nhẹ trong phiên cuối tuần cũng với thanh khoản giảm nhẹ thể hiện việc áp lực bán ra không quá mạnh.
Trong tuần tăng điểm của thị trường, hầu hết các nhóm ngành đều diễn biến tích cực song sự phân hóa giữa các cổ phiếu vẫn là khá rõ.
Diễn biến thị trường chứng khoán tuần 1 - 5/8
Sự kiện chứng khoán cần lưu ý
- Dữ liệu lạm phát của Mỹ: Sự chú ý của các nhà đầu tư sẽ tập trung vào số liệu chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của ngày thứ Tư (10/8). Các nhà kinh tế dự báo tỷ lệ lạm phát tháng 7 sẽ ở mức vừa phải đến 8,7% từ mức 9,1% trong tháng 6, mức tăng lớn nhất kể từ năm 1981.
- Phát biểu của các quan chức Fed trong tuần này: Câu hỏi đặt ra là liệu Fed có thực hiện đợt tăng lãi suất 75 điểm phần trăm thứ ba liên tiếp vào tháng 9 hay sẽ giảm nhẹ mức tăng lãi suất hay không hiện đang có tầm quan trọng lớn đối với các nhà đầu tư.
- GDP của Anh: Anh sẽ công bố dữ liệu về GDP tháng 6 và GDP quý II vào thứ Sáu (12/8) sau khi Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) cảnh báo vào tuần trước rằng họ dự kiến nền kinh tế sẽ bước vào cuộc suy thoái kéo dài 15 tháng vào cuối năm nay.