Theo quy hoạch, nhà máy rộng 44ha, sau khi đi vào hoạt động sẽ tạo công ăn việc làm cho 4.000 lao động.
Vào tháng 3/2022, Tập đoàn LEGO chính thức được cấp giấy phép đầu tư dự án nhà máy với giá trị đầu tư 1,36 tỷ USD tại khu công nghiệp VSIP 3, tỉnh Bình Dương. Và chỉ 8 tháng sau đó, dự án đã được khởi công.
Đây là nhà máy lớn nhất thế giới của LEGO và cũng là một trong những dự án lớn nhất của Đan Mạch đầu tư vào Việt Nam. Nhà máy rộng 44ha, sau khi đi vào hoạt động sẽ tạo công ăn việc làm cho 4.000 lao động.
Hơn thế nữa, dự án này được coi là nhà máy bền vững nhất của Tập đoàn LEGO từ trước đến nay vì hoàn toàn sử dụng năng lượng mặt trời. Các tấm pin sẽ được lắp đặt tại một trang trại điện mặt trời cạnh nhà máy và trên mái các tòa nhà.
Nhà máy LEGO Việt Nam có 5 tòa nhà với tổng diện tích khoảng 150.000m2. Các tòa nhà này bao gồm tòa nhà văn phòng, trung tâm năng lượng, tòa nhà sản xuất, ép khuôn, đóng gói và một kho hàng tự động.
Theo kế hoạch, đến tháng 8 nhà máy LEGO Việt Nam sẽ đưa vào vận hành khu nhà xưởng ép nhựa, đến tháng 11 là khu xưởng đóng gói và cuối năm 2024 sẽ hoàn thành toàn bộ các hạng mục công trình của dự án.
Song song với hoạt động xây dựng, tập đoàn LEGO cũng bắt đầu chuẩn bị quá trình tuyển dụng lao động, nhân sự. Đội ngũ lao động trong nước có trình độ sẽ được đào tạo để vận hành thiết bị sản xuất công nghệ cao nhằm bảo đảm mỗi viên gạch được làm ra có độ chính xác bằng 1/10 chiều dày sợi tóc.
Lãnh đạo Tập đoàn LEGO chia sẻ trong một cuộc họp cuối tháng 2 là đang quan tâm đến việc hình thành mô hình nhà ở xã hội ở tỉnh Bình Dương để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho quá trình phát triển bền vững, cũng như tìm kiếm nguồn nhiên vật liệu phù hợp tại Việt Nam.
Sau khi xây dựng, nhà máy LEGO Việt Nam sẽ trồng 50.000 cây xanh tạo nên cảnh quan sinh động, môi trường làm việc trong lành, góp phần bảo vệ hệ sinh thái và sức khỏe cho người dân địa phương. Hơn thế nữa, nhà máy cũng hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0.
Nhà máy LEGO Việt Nam là dự án đầu tiên được xây dựng tại khu công nghiệp VSIP 3. Đây là khu công nghiệp mới hình thành từ năm 2022 với diện tích 10km2. Khu công nghiệp này đặt tại thành phố Tân Uyên và huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.
Bình Dương đang được xem là “vùng trũng” đón sóng mạnh mẽ nhất từ xu hướng này. Các chuyên gia phân tích, Bình Dương là “thủ phủ” công nghiệp của cả nước, sở hữu vị trí liền kề TP. HCM, thông qua nhiều tuyến đường huyết mạch nối thẳng đến trung tâm đầu tàu kinh tế của cả nước.
Trên địa bàn tỉnh Bình Dương hiện đã thu hút được 3.800 dự án đầu tư trong nước với tổng số vốn gần 40.000 tỷ đồng và 726 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký trên 7 tỷ USD. Trong bán kính 10 km, Bến Cát đang có nhiều khu công nghiệp hàng đầu như VSIP II (1.700ha), Mỹ Phước 3 (gần 700ha), Mỹ Phước 2 (800ha), Mỹ Phước 1 (gần 500ha)…
>> Huyện rộng nhất Hà Nội sắp tổ chức đấu giá hàng trăm nghìn m2 đất nông nghiệp