Kiến thức

Nhà máy nhiệt điện tư nhân đầu tiên tại Việt Nam được đầu tư 20.000 tỷ: Công suất 600MW, giải quyết ‘cơn khát’ điện cho miền Bắc với hơn 3,8 tỷ kWh/năm

Hải Châu 28/08/2024 10:02

Từ khi chính thức đi vào hoạt động vào tháng 7/2018, Nhà máy Nhiệt điện Thăng Long đã trở thành một mắt xích quan trọng trong việc cung ứng điện cho khu vực miền Bắc.

Hành trình thành lập và phát triển của Nhà máy Nhiệt điện Thăng Long

Công ty Cổ phần Nhiệt điện Thăng Long, một thành viên của Tập đoàn Geleximco, được thành lập vào ngày 3/8/2007. Công ty là chủ dự án Nhà máy Nhiệt điện Thăng Long, tọa lạc tại xã Lê Lợi, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

Nhà máy Nhiệt điện Thăng Long. Ảnh: Báo Lao Động

Nhà máy Nhiệt điện Thăng Long. Ảnh: Báo Lao Động

Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thăng Long là dự án nhiệt điện tư nhân đầu tiên tại Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 627/QĐ-TTg ngày 29/7/2011. Dự án này bao gồm 20% vốn chủ sở hữu và 80% vốn vay từ các nguồn nước ngoài. Tổng mức đầu tư cho dự án lên tới 900 triệu USD (khoảng 20.000 tỷ đồng).

Nhà máy Nhiệt điện Thăng Long được xây dựng trên diện tích 124,44ha, với khu vực nhà máy chính chiếm 34,66ha, bãi thải xỉ 57,49ha, cảng than 12,39ha và các khu vực phụ trợ khác 19,9ha. Với công suất thiết kế 2 x 300MW, nhà máy đã cung cấp cho lưới điện quốc gia khoảng 3,5-3,8 tỷ kWh mỗi năm, góp phần quan trọng vào sự ổn định của hệ thống điện quốc gia. Đặc biệt, trong 6 tháng đầu năm 2023, nhà máy đã phát lên lưới 1.679.398.000kWh.

Trong 6 tháng đầu năm 2023, nhà máy đã phát lên lưới 1.679.398.000kWh. Ảnh minh họa

Trong 6 tháng đầu năm 2023, nhà máy đã phát lên lưới 1.679.398.000kWh. Ảnh minh họa

Để đảm bảo nguồn cung than cho sản xuất điện, Công ty Cổ phần Nhiệt điện Thăng Long đã ký hợp đồng với Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) và Công ty Cổ phần Đầu tư Tổng hợp Hà Nội (SHN). Các đối tác này cam kết cung cấp đủ lượng than cần thiết cho nhà máy. Đồng thời, công ty cũng chú trọng việc mua sắm vật tư và trang thiết bị cần thiết để bảo trì và sửa chữa các tổ máy, đảm bảo rằng các sự cố phát sinh được xử lý kịp thời.

Tuân thủ nghiêm ngặt công tác bảo vệ môi trường

Từ khi đi vào hoạt động, công ty luôn đặt công tác bảo vệ môi trường lên hàng đầu. Các chất thải phát sinh được thu gom, phân loại và xử lý đúng quy định, đảm bảo không gây ảnh hưởng đến môi trường. Tro bay và xỉ đáy của nhà máy đã được chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy và có thể sử dụng làm vật liệu san lấp hoặc nguyên liệu sản xuất xi măng. Nhờ đó, lượng tro xỉ phát sinh hàng tháng, khoảng 60.000 tấn, được tiêu thụ hoàn toàn mà không gây áp lực lên môi trường.

Từ khi đi vào hoạt động, công ty luôn đặt công tác bảo vệ môi trường lên hàng đầu. Ảnh: Báo Tài nguyên và Môi trường

Từ khi đi vào hoạt động, công ty luôn đặt công tác bảo vệ môi trường lên hàng đầu. Ảnh: Báo Tài nguyên và Môi trường

Hướng tới việc thực hiện Quyết định số 452/QĐ-TTg và Chỉ thị 08/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Công ty đã thực hiện các công việc cụ thể như phân tích, chứng nhận hợp chuẩn cho các sản phẩm tro, xỉ, đảm bảo chúng đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật và môi trường. Năm 2022, Công ty đã tiêu thụ được 1.190 nghìn tấn tro, xỉ, đạt tỉ lệ 150%, góp phần ổn định sản xuất, bảo vệ môi trường và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.

Năm 2022, Công ty đã tiêu thụ được 1.190 nghìn tấn tro, xỉ, đạt tỉ lệ 150%, góp phần ổn định sản xuất, bảo vệ môi trường và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. Ảnh: Internet

Năm 2022, Công ty đã tiêu thụ được 1.190 nghìn tấn tro, xỉ, đạt tỉ lệ 150%, góp phần ổn định sản xuất, bảo vệ môi trường và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. Ảnh: Internet

Ngoài ra, Công ty cũng chú trọng đến việc cải thiện cảnh quan và tạo môi trường xanh sạch đẹp. Những khu vực đất trống trong khuôn viên đã được phủ xanh bằng các loại cây cảnh, cây bóng mát. Đồng thời, Công ty còn trồng keo lá tràm dọc trục đường từ Nhà máy lên bãi thải xỉ và cải tạo hơn 10ha mặt bằng bãi thải, góp phần cải thiện môi trường và giảm thiểu ô nhiễm đối với khu vực dân cư xung quanh.

Dự định sửa chữa và bảo trì trong năm 2024

Trong năm 2023, do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino và nhu cầu điện tăng cao, Công ty Cổ phần Nhiệt điện Thăng Long đã lên kế hoạch vận hành và quản lý nhiên liệu hiệu quả, đồng thời tăng cường kiểm tra hoạt động của các tổ máy. Nhà máy dự kiến sẽ tiến hành sửa chữa các tổ máy vào tháng 8 và tháng 9 trong mùa mưa, khi các nhà máy thủy điện hoạt động mạnh. Kế hoạch này đã được Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia (A0) phê duyệt, đảm bảo không ảnh hưởng đến việc cung cấp điện.

Nhà máy dự kiến sẽ tiến hành sửa chữa các tổ máy vào tháng 8 và tháng 9 trong mùa mưa, khi các nhà máy thủy điện hoạt động mạnh. Ảnh: Báo Lao Động

Nhà máy dự kiến sẽ tiến hành sửa chữa các tổ máy vào tháng 8 và tháng 9 trong mùa mưa, khi các nhà máy thủy điện hoạt động mạnh. Ảnh: Báo Lao Động

Gần đây, công ty đã phát hành thông báo mời các nhà thầu tham gia chào giá cạnh tranh cho các gói dịch vụ sửa chữa tại nhà máy trong tháng 8 và tháng 9 năm 2024. Cụ thể, công ty cần tuyển nhà thầu cho gói đại tu Tổ máy 2 từ ngày 5/9 đến 25/10/2024, bao gồm sửa chữa lò hơi, turbine, thiết bị điện và các hệ thống phụ trợ. Đồng thời, công ty cũng tìm nhà thầu thực hiện tiểu tu Tổ máy 1 từ ngày 7/8 đến 23/8/2024 với các hạng mục tương tự.

>> Tỉnh giàu nhất miền Tây phê duyệt phương án xây dựng 2 nhà máy điện sinh khối và 3 nhà máy điện rác

Thị xã trực thuộc tỉnh đông dân nhất Việt Nam chuẩn bị lên thành phố sắp có 'siêu dự án' nhiệt điện 58.000 tỷ

PV Power (POW) và 4 nhà thầu ‘tranh đấu’ thực hiện siêu dự án nhiệt điện 2,3 tỷ USD tại Thanh Hóa

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/nha-may-nhiet-dien-tu-nhan-dau-tien-tai-viet-nam-duoc-dau-tu-20000-ty-cong-suat-600mw-giai-quyet-con-khat-dien-cho-mien-bac-voi-hon-38-ty-kwh-nam-d131575.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Đặc sắc
Nổi bật Người quan sát
Nhà máy nhiệt điện tư nhân đầu tiên tại Việt Nam được đầu tư 20.000 tỷ: Công suất 600MW, giải quyết ‘cơn khát’ điện cho miền Bắc với hơn 3,8 tỷ kWh/năm
POWERED BY ONECMS & INTECH