Nhận diện điểm nhấn KQKD quý II/2022 của các nhóm ngành

05-06-2022 11:01|Minh Chiến

Chỉ còn khoảng 1 tháng nửa là kết thúc quý II/2022. Sau đó chừng nửa tháng, kết quả kinh doanh quý II của các nhóm doanh nghiệp ngành cũng sẽ dần được tiết lộ.

Theo nhận định của ông Hoàng Công Tuấn – Kinh tế trưởng Chứng khoán MBS, trong quý II này, nhiều nhóm ngành được kỳ vọng lợi nhuận sẽ hồi phục mạnh từ mức đáy của dịch COVID-19.

Tuy bức tranh chung là tích cực, song sự phân hoá vẫn diễn ra mạnh mẽ giữa các nhóm ngành. 

Theo dự báo, nhóm bất động sản khu công nghiệp, điện, phân phối xăng dầu, thuỷ sản, tiêu dùng bán lẻ sẽ duy trì khả quan với dự báo tăng trưởng lợi nhuận duy trì mức cao trong quý tới đây với một số điểm nhấn sau:

Ngành bất động sản khu công nghiệp được dự báo sẽ có lợi nhuận khả quan do giá cho thuê tăng 8 - 10% so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, nhu cầu bất động sản khu công nghiệp vẫn khá cao nhờ FDI và hoạt động sản xuất đầu tư ổn định.

Ngành điện cũng được dự báo lợi nhuận quý II/2022 sẽ duy trì ở mức tích cực, do sản xuất và tiêu thụ điện khả quan trong suốt năm nay, dự kiến tăng trên 8%. Thuỷ điện có lượng nước dồi dào, nhiệt điện than và khí cũng sẽ khả quan dù không được quý I.

Ngành phân phối xăng dầu được đánh giá tích cực bởi nhu cầu tiêu thụ xăng dầu tăng mạnh so với năm ngoái do vận tải hành khách tăng mạnh trên 30% so với cùng kỳ. Việc mở cửa ngành du lịch, nhu cầu giao thông vận tải tăng cao sẽ giúp các doanh nghiệp này duy trì kết quả kinh doanh ấn tượng trong quý II này.

Ngành thuỷ sản dự báo sẽ duy trì khả quan do giá xuất khẩu cá tra và tôm đang cao kỷ lục. Bên cạnh đó, lượng tiêu thụ trong nước và sản lượng xuất khẩu trong 4 tháng đầu đều tăng mạnh so với cùng kỳ. Vị chuyên gia cũng nhấn mạnh kết quả kinh doanh của nhóm Thuỷ sản trong quý II sẽ tăng trưởng ở mức cao.

Nhóm bán lẻ khả quan do doanh thu bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng tăng trưởng khả quan trong 5 tháng đầu năm lên mức 9,5%. Song song đó, các lĩnh vực khác cũng duy trì khả quan do tăng trưởng sản xuất công nghiệp 5 tháng tăng 10,5% so với cùng kỳ. Sức cầu hàng hoá tiêu dùng tăng mạnh là nền tảng cho tăng trưởng quý II.

Với nhóm ngành dệt may, tuy đơn hàng xuất khẩu dồi dào, song chi phí nhân công tăng và nguyên phụ liệu căng thẳng do chính sách Zero Covid của Trung Quốc có thể tạo áp lực lên lợi nhuận của các doanh nghiệp dệt may.

Mặc dù đến tháng 6, chính sách tại Trung Quốc sẽ được nới lỏng song áp lực lạm phát cộng thêm áp lực tăng lương cho nhân công khiến các doanh nghiệp trong ngành này tiếp tục gặp khó khăn. Do đó, dự báo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp dệt may sẽ có sự phân hoá mạnh.

ngành chứng khoán, dự báo lợi nhuận sẽ kém khả quan trong quý II do dư nợ margin giảm mạnh, thanh khoản giảm mạnh và mảng tự doanh gặp khó. Thanh khoản thị trường chứng khoán giảm mạnh khiến cũng sẽ doanh thu từ hoạt động môi giới sẽ gặp khó khăn.

Trong khi đó, ngành thép có tính chu kỳ cao, lợi nhuận của các doanh nghiệp thép dự báo sẽ giảm mạnh do giá thép, giá tôn mạ đều giảm mạnh so với mức đỉnh của quý I.

Bên cạnh đó, mức tiêu thụ sản phẩm cả nội địa và xuất khẩu đều kém khả quan cũng là khó khăn lớn cho kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp thép trong quý II.

Đối với ngành phân bón, lợi nhuận của các doanh nghiệp ngành được dự báo không khả quan do giá phân bón giảm mạnh so với mức đỉnh sau một loạt chính sách của Chính Phủ như tăng thuế xuất khẩu, giảm thuế nhập khẩu. Đơn cử, như giá ure Phú Mỹ đã giảm từ mức đỉnh 18.700 đồng xuống mức 16.300 đồng.

Tuy nhiên, chuyên gia nhấn mạnh trong quý này nhóm phân bón vẫn sẽ duy trì được kết quả kinh doanh khá tích cực so với cùng kỳ song sẽ giảm khá mạnh so với quý I.

Kinh tế trưởng MBS: Tăng trưởng tín dụng mạnh trong năm nay là tương đối khó

Động lực tăng của các nhóm cổ phiếu 1 tháng qua đến từ đâu?

Bài thuộc chủ đề Bất động sản
Theo Kinh Tế Chứng Khoán
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/nhan-dien-diem-nhan-kqkd-quy-ii2022-cua-cac-nhom-nganh-127445.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Nhận diện điểm nhấn KQKD quý II/2022 của các nhóm ngành
    POWERED BY ONECMS & INTECH