Thời gian gần đây, những nhóm cổ phiếu như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản khu công nghiệp, thép, công nghệ,... đã hồi phục khá mạnh sau khi test đáy. Dù vậy, không ít nhà đầu tư vẫn đang mơ hồ về những chuyển động này.
Tại Talkshow Phố Tài Chính (The Finance Street) trên VTV8 mới đây, ông Trương Quang Bình, Phó Giám đốc nghiên cứu Khối Khách hàng tổ chức - Chứng khoán Yuanta Việt Nam đánh giá thị trường tăng trở lại thời gian gần đây.
Kết tuần giao dịch từ 15 - 19/8/2022, VN-Index tăng 6,85 điểm (+0,54%) lên 1.269,18 điểm qua đó có tuần tăng điểm thứ 6 liên tiếp. Trong phiên 23/8, VN-Index cũng bất ngờ tăng hơn 10 điểm qua đó trở lại mốc 1.270.
Thời gian này, thanh khoản thị trường cũng cải thiện đáng kể và một số phiên chạm mức 20.000 tỷ đồng.
Diễn biến chỉ số VN-Index từ đầu năm 2022 đến nay
Theo ông Bình, những nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng và bất động sản khu công nghiệp đã hồi phục mạnh vừa qua.
Nhóm ngành chứng khoán có một chất xúc tác đó là việc rút ngắn chu kỳ thanh toán xuống còn T+2 vào cuối tháng 8 sẽ làm tăng thanh khoản.
Đối với nhóm ngành ngân hàng, do định giá đã đi vào vùng hấp dẫn, kết quả kinh doanh quý II/2022 lạc quan khi 27 ngân hàng niêm yết đã công bố kết quả lợi nhuận sau thuế tăng trưởng 37% so với cùng kỳ.
Thời gian tới, việc Ngân hàng Nhà nước có thể nới "room" vào khoảng giữa tháng 9 là một yếu tố hỗ trợ rất tốt.
Chuyên gia: Một số cổ phiếu ngân hàng đang có dư địa tăng ngắn hạn
Tương tự, nhóm bất động sản khu công nghiệp cũng tăng mạnh nhờ sự kỳ vọng vào việc hồi phục đầu tư vào Việt Nam của các nhà đầu tư nước ngoài khi tính đến cuối tháng 7 vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam đã tăng trưởng khoảng 10% so với cùng kỳ.
Trên thực tế, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bất động sản trong quý II có dấu hiệu hồi phục rõ rệt, 20 doanh nghiệp lớn nhất đã tăng khoảng 15% so với cùng kỳ. Nếu tính cả Vinhomes thì doanh số của ngành bất động sản tăng đến 59%.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều yếu tố tương đối khó lường như lãi suất, đặc biệt là room tín dụng. Khi các vấn đề này được khơi thông sẽ là chất xúc tác rất lớn đối với đà tăng của nhóm cổ phiếu ngành bất động sản
Đối với ngành thép, giá thép trên thị trường giảm khoảng 32% so với mức đỉnh và hiện đang giao dịch ở vùng giá của những năm 2017 đến năm 2020; rủi ro giá thép tiếp tục giảm mạnh hơn nữa là rất thấp khi giá thép tại thị trường Trung Quốc đã hồi phục khoảng 7% kể từ giữa tháng 7/2022.
Đvt: Tỷ đồng
Đối với giá cổ phiếu ngành thép, đợt vừa qua các nhà đầu tư đã phản ứng tương đối tiêu cực và đẩy mặt bằng định giá về mức rất thấp và tương đối hấp dẫn. Hơn nữa, dư địa tăng trưởng ngành này còn rất cao khi giá trị của ngành trên GDP của Việt Nam chỉ khoảng 7% trong khi khu vực là trên 10%.
Bên cạnh đó, trong năm nay Chính phủ sẽ thúc đẩy đầu tư công mạnh mẽ; đó là một yếu tố rất tích cực đối với cổ phiếu thép trong thời gian tới. Vì vậy, nếu nhà đầu tư có thể nắm giữ trong dài hạn thì đây cũng là một nhóm cổ phiếu tương đối tốt.
Với nhóm dầu khí, chất xúc tác hiện tại của nhiều doanh nghiệp nhóm này là các dự án trọng điểm như lô B - Ô Môn trị giá 10 tỷ USD. Tuy nhiên, nhóm dầu khí thường có mối tương quan rất lớn đối với giá dầu; việc giá dầu điều chỉnh sẽ gây một chút áp lực lên đà tăng của cổ phiếu dầu khí.
[Chứng khoán cười] Giá phở - giá xăng và giá cổ phiếu dầu khí
Trong khi đó, nhóm công nghệ - bán lẻ tương đối ổn định và tăng trưởng ngay cả khi thị trường giảm điểm trong bối cảnh hoạt động kinh doanh của nhóm này tiếp tục tăng trưởng tích cực do hưởng lợi từ xu hướng số hóa của các doanh nghiệp trong nước.
Bên cạnh đó xuất khẩu phần mềm cũng tăng trưởng tương đối tốt, nhà đầu tư cũng không nên bỏ qua những doanh nghiệp có sự đầu tư và áp dụng công nghệ, số hóa trong hoạt động kinh doanh.
Chọn doanh nghiệp "khỏe" P/E phải chăng
Nhấn mạnh đây là thời điểm thích hợp để nhà đầu tư có thể tích lũy tài sản song theo ông Bình, các nhà đầu tư ở giai đoạn hiện tại nên hạn chế việc sử dụng đòn bẩy tài chính quá cao đồng thời không cần cố gắng dự đoán các xu hướng ngắn hạn.
Những doanh nghiệp có mô hình kinh doanh tốt, có lợi thế cạnh tranh hoặc chi phí thấp, có tiềm năng tăng trưởng trong dài hạn,... với mức P/E trên dưới 10 và tăng trưởng trung bình khoảng 15 - 20% có thể xem xét giải ngân được.
Cũng chia sẻ trên Talkshow trên, ông Hoàng Công Tuấn, Kinh tế trưởng, CTCP Chứng khoán MB (MBS) cho rằng nhà đầu tư nên kiên nhẫn chờ đợi điểm mua thích hợp cho các cổ phiếu tốt đồng thời tránh mua những thời điểm thị trường sôi động quá bởi thị trường sẽ không lên nhanh như năm 2021 và 2020.
Ông Tuấn đánh giá, tổng thể thị trường năm 2022 sẽ phân hóa mạnh, kể cả trong chính nhóm ngáng; sẽ có những công ty tăng trưởng ấn tượng và ngược lại.
Chuyên gia Phố Tài chính: Bắt kịp xu hướng công nghệ mở ra triển vọng đầu tư khả quan năm 2024
Chuyên gia chứng khoán: Hệ thống KRX thúc đẩy niềm tin của nhà đầu tư đối với thị trường