Việc chưa vượt qua được vùng cản then chốt khiến rủi ro điều chỉnh của VN-Index vẫn hiện hữu trong các phiên kế tiếp kể từ 22/12/2021.
Tổng quan phiên 21/12:
Về cuối phiên giao dịch, đà tăng của VN-Index bị thu hẹp đáng kể trong đó VIB giảm 3,1%, GAS giảm 2,8%, TPB giảm 2,5%, BID giảm 1,8%, SHB giảm 1,6%, VIC giảm 0,9%,...
Bất động sản, xây dựng là nhóm tích cực nhất trong phiên hôm nay. Chính đà tăng của VHM, NVL, DIG, KBC, NVL là động lực chính của thị trường trong phiên. Nhiều mã vốn hóa vừa và nhỏ như CEO, LDG, CII,… ghi nhận tăng kịch trần.
VHM đóng góp tới gần 3 điểm tăng cho VN-Index. Chứng quyền của VHM cũng có một phiên ấn tượng với mức tăng từ 17 - 30%. Tuy vậy, cổ phiếu cùng họ Vingroup là VIC đánh mất đà tăng cũng khiến đà tăng của VN-Index phần nào suy yếu.
Ngược lại, áp lực ở nhóm cổ phiếu ngân hàng và vốn hóa lớn như HPG, VNM, SAB, GAS cũng không hề nhỏ. Vì vậy, chỉ số VN-Index chỉ kết phiên ở gần tham chiếu.
Tình hình sàn HNX nghiêng về bên bán tuy vậy đà tăng của CEO, THD, PVS, PVI, DTK vẫn giúp chỉ số này giữ được sắc xanh.
Chứng khoán là nhóm giảm điểm mạnh nhất phiên hôm nay dù khởi đầu rất tích cực. 23/25 mã của nhóm này giảm điểm. Đáng chú ý là TVB, TVS ngược chiều tăng trần.
Nhóm cổ phiếu đầu cơ được giao dịch mạnh mẽ. ROS, HAG, HQC, LDG, TCH, FLC dẫn đầu thanh khoản sàn HOSE. Một cổ phiếu khác đang gây chú ý trên thị trường gần đây là POW cũng ghi nhận thanh khoản lên tới hơn 36,6 triệu cổ phiếu.
Kết phiên giao dịch, VN-Index tăng 1,41 điểm (0,1%) lên 1.478,74 điểm; toàn sàn có 247 mã tăng, 220 mã giảm và 38 mã đứng giá. HNX-Index tăng 0,42 điểm (0,09%) lên 455,01 điểm; toàn sàn có 110 mã tăng, 127 mã giảm và 59 mã đứng giá. UpCOM-Index tăng 0,35 điểm (0,32%) lên 111,37 điểm.
Thanh khoản thị trường phiên hôm nay tương đương phiên trước. Tổng giá trị khớp lệnh đạt 31.709 tỷ đồng - tăng 0,03% trong đó giá trị khớp lệnh riêng sàn HOSE đạt 26.883 tỷ đồng - tăng 1,1%.
Khối ngoại mua ròng khoảng 50 tỷ đồng ở sàn HOSE trong khi bán ròng 180 tỷ đồng ở sàn HNX.
Nhận định phiên 22/12:
CTCK Mirae Asset: Khả quan trong ngắn hạn
Khối ngoại phiên 21/12 bán ròng nhẹ hơn 110 tỷ đồng trong đó CEO và HPG bị bán mạnh nhất với giá trị lần lượt là 173 tỷ và 119 tỷ đồng. Phiên giao dịch đi ngang và các điểm số của VN-Index được giữ nguyên. Hiện điểm số kỹ thuật theo thang điểm của Mirae Asset đang ở mức tăng 4, thể hiện trạng thái khả quan trong ngắn hạn.
CTCK KB Việt Nam (KBSV): Cơ hội phục hồi chiếm ưu thế
VN-Index ghi nhận một nhịp tăng điểm trong phiên 21/12 trước khi suy yếu và đánh mất một phần thành quả đạt được về cuối phiên. Áp lực phân phối gia tăng khi VN-Index tiếp cận vùng cản gần 1.48x khiến chỉ số tiếp tục có một phiên đi ngang trong biên độ hẹp.
Việc chưa vượt qua được vùng cản then chốt khiến rủi ro điều chỉnh của chỉ số vẫn hiện hữu trong các phiên kế tiếp kể từ 22/12. Mặc dù vậy, cơ hội hồi phục sau đó của VN-Index vẫn đang chiếm ưu thế với vùng hỗ trợ đáng lưu ý quanh 1.450.
CTCK MB (MBS): Diễn biến thị trường đang tích cực
Thị trường đã có phiên phục hồi nhưng vẫn duy trì xu hướng đi ngang sang phiên thứ 7 liên tiếp, tín hiệu tích cực lúc này là diễn biến từ các thị trường thế giới đã bình ổn trở lại, bên cạnh đó thanh khoản thị trường vẫn được duy trì ở mức cao. Dòng tiền ở phiên này bị hút mạnh vào nhóm cổ phiếu bất động sản nên có hoạt động chốt lời ở các nhóm cổ phiếu khác như chứng khoán, ngân hàng, dầu khí…
CTCK Sài Gòn - Hà Nội (SHS): Tiếp tục tăng điểm
Xu hướng tăng trong ngắn hạn của VN-Index để hướng đến ngưỡng kháng cự tâm lý 1.500 điểm vẫn chưa có gì thay đổi và trong phiên giao dịch tiếp theo 22/12, thị trường có thể sẽ tiếp tục tăng điểm để hướng đến kháng cự tâm lý 1.500 điểm.
Mốc 1.230 điểm cản bước VN-Index, khối ngoại mua ròng trở lại
Nhận định chứng khoán 22/11: Nhiều CTCK đồng thuận VN-Index lên 1.240 điểm