Nhiều cổ phiếu thép tăng gấp 5-16 lần VN-Index
Với nhóm ngành thép, việc giá quặng đầu vào giảm trong khi giá bán ra tăng được kỳ vọng sẽ giúp tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn cải thiện tích cực.
Trong báo cáo nghiên cứu diễn biến hàng hóa nửa cuối năm 2024, Chứng khoán Agriseco cho rằng, xu hướng tăng sẽ được duy trì với các mặt hàng phân bón, hạt nhựa PVC, thép xây dựng và vàng. Chỉ có giá quặng sắt giảm do nhu cầu thị trường bất động sản còn thấp.
Với nhóm ngành thép, việc giá quặng đầu vào giảm trong khi giá bán ra tăng được kỳ vọng sẽ giúp tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn cải thiện tích cực.
Agirseco đánh giá, giá thép xây dựng đã cải thiện trong quý II/2024 và được dự báo phục hồi rõ nét hơn kể từ cuối quý IV/2024 nhờ các chính sách tháo gỡ vướng mắc về pháp lý và vốn của Chính phủ được thẩm thấu vào thị trường bất động sản.
Nhóm doanh nghiệp thép có nhiều câu chuyện kỳ vọng (giá HRC, điều tra chống bán phá giá, thị trường bất động sản ấm lên) trong nửa cuối năm |
Cổ phiếu thép bay cao
2024 là năm trọng điểm giải ngân các công trình hạ tầng giao thông lớn giúp thúc đẩy nhu cầu thép. Do đó, công ty chứng khoán kỳ vọng giá thép sẽ tăng nhẹ vào cuối năm và các chính sách hỗ trợ cần thêm thời gian để thẩm thấu vào nền kinh tế. Tập đoàn Hòa Phát, Hoa Sen sẽ là những điểm nhấn đáng chú ý nhất trong giai đoạn tới.
Hiện tại, diễn biến gây bất ngờ là trên thị trường chứng khoán, tâm điểm tăng giá trong 1-3 tháng qua thuộc về các cổ phiếu thép vốn hóa vừa và nhỏ.
Chỉ tính đến 10h13 phiên sáng 10/7, dòng tiền vào mạnh đẩy giá cổ phiếu thép tăng nhanh. Cổ phiếu VGS tăng trần (+9,8%), TVN tăng 8,8%, TIS tăng 4,8%, TDS tăng 4,3%, HSG tăng 3,2%, TLH tăng 3,9%, NKG tăng 2,4%, SMC tăng 2,2%, HPG tăng 1,6%...
>> Tiền vào cổ phiếu thép nhỏ, có mã tăng gần 90%
Với nhóm thép lớn, HSG là gương mặt đáng chú ý nhất với mức tăng 37% sau 2,5 tháng qua. Các cổ phiếu như HPG hay NKG ghi nhận mức tăng khiêm tốn hơn nhiều.
Ở nhóm vốn hóa vừa và nhỏ, tính từ cuối tháng 4 tới nay, cổ phiếu TVN của Thép Việt Nam (VNSteel) đã tăng gấp đôi giá trị và vượt mệnh giá. Đây cũng là mức cao nhất của mã này sau hơn 2 năm. Cùng thời điểm, cổ phiếu TIS của Gang thép Thái Nguyên (Tisco) tăng gần 70% lên cao nhất kể từ tháng 10/2022.
Cổ phiếu VGS của Ống thép Việt Đức với kỳ vọng một dự án bất động sản hơn 6.000 tỷ đồng cũng tăng gần 90%. Rộng hơn, nhịp tăng giá đã được duy trì kể từ giữa tháng 11/2022, giá cổ phiếu VGS tăng tới 540% - thuộc Top đầu nhóm thép.
Tính từ thời điểm thị trường giảm về mức 873 điểm hồi tháng 11/2022, nhiều cổ phiếu thép đã ghi nhận mức tăng bằng lần so với VN-Index trong đó: HPG gấp gần 4 lần, TVN và NKG gấp 6 lần, HSG gấp 7 lần, VGS gấp hơn 16 lần |
Đón đợi niềm vui từ mùa BCTC quý II/2024
Hiện tại, mùa công bố kết quả kinh doanh quý II/2024 đã chính thức bắt đầu; chưa có doanh nghiệp thép nào cập nhật báo cáo tài chính. Tuy nhiên, nhìn từ mức dự phóng được một số công ty chứng khoán đưa ra, Tập đoàn Hòa Phát, Hoa Sen đều ghi nhận mức lợi nhuận tăng bằng lần (thậm chí chục lần).
Trước đó, sau biến cố hồi nửa cuối năm 2022, bức tranh kinh doanh của các doanh nghiệp thép trên sàn phân hóa mạnh trong năm 2023.
Hòa Phát với 6.800 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế tiếp tục "cân" lợi nhuận toàn ngành; "vua tôn" Hoa Sen thoát lỗ với khoản lợi nhuận vỏn vẹn 30 tỷ; Gang thép Thái Nguyên (Tisco) tăng lỗ lên 179,2 tỷ đồng so với mùa kinh doanh trước đó (năm 2022 chỉ lỗ 9,1 tỷ); Vicasa (VCA) chuyển lãi hơn 7 tỷ đồng giúp xóa tình trạng lỗ lũy kế; Thép Mê Lin (MEL) ghi nhận nợ vay chiếm 91% tổng nợ; Thép Tiến Lên (Mã TLH) giảm lãi về còn hơn 4 tỷ đồng; Thép Nhà Bè - VNSteel (TNB) báo lãi trở lại hơn 1,8 tỷ trong khi năm trước đó lỗ 8,4 tỷ đồng. Đây cũng là tín hiệu tích cực ở Gang thép Cao Bằng (Mã CBI), Thép Nam Kim (Mã NKG).
Trong khi đó, Pomina (Mã POM), Thép Việt Nam (Mã TVN) và Thương mại SMC (mã SMC) báo lỗ từ trăm tỷ đến nghìn tỷ đồng và đều có năm kinh doanh thua lỗ thứ hai liên tiếp.
Bước sang quý I/2024, theo thống kê của Chứng khoán SSI, nhóm tài nguyên cơ bản ghi nhận lợi nhuận sau thuế tăng 208% so với cùng kỳ và được dẫn dắt bởi mức tăng của các doanh nghiệp thép như HPG (648%), NKG (+405%), SMC (+759%), HSG (+24,5%)...
>> Cổ phiếu HSG xuất hiện 27 lệnh mua khủng, giá trị 9,56 tỷ đồng/lệnh
Không phải HPG, NKG hay HSG, 'hoa hậu' dòng thép đang gọi tên một công ty của Bộ Công Thương
'Giật mình' với dự báo lợi nhuận quý II của Hòa Phát (HPG) và Hoa Sen (HSG), tăng trưởng tới 1.800%