Nhiều đồng tiền chủ chốt tại châu Á đồng loạt mất giá - cơ hội phục hồi cho nền kinh tế thế giới

10-09-2022 16:52|Hoàng Ngân

Các đồng tiền chủ chốt của châu Á như Nhân dân tệ của Trung Quốc, Yên Nhật và Won Hàn Quốc, đều đã giảm xuống mức thấp kỷ lục trong nhiều năm trở lại đây.

Thời gian gần đây, các đồng nội tệ của ba nền kinh tế lớn nhất khu vực Đông Bắc Á là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đều đang trong xu thế giảm giá mạnh so với USD. Tuy nhiên, điều này lại thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, hỗ trợ cho sự hồi phục kinh tế.

Tỷ giá các đồng tiền châu Á giảm mạnh so với USD

Việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ FED đã liên tục tăng lãi suất để chống lạm phát đã khiến các tài sản bằng đồng đô la trở nên hấp dẫn hơn trong con mắt giới đầu tư, kéo theo dòng vốn rút khỏi các thị trường châu Á.

Vì vậy đã dẫn tới đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc giảm 8% so với USD kể từ đầu năm đến nay, xuống mức 1 USD đổi 6,93 Nhân dân tệ. Các đồng tiền của Nhật Bản và Hàn Quốc thậm chí còn mất giá mạnh hơn. Đồng Yên Nhật Bản đã chạm mức thấp nhất trong vòng 24 năm, còn Won Hàn Quốc cũng chạm đáy 13 năm.

ty-gia-dong-ndt-trong-1-nam-qua(1).png
Đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc giảm 8% so với USD kể từ đầu năm đến nay. Theo: Tradingview.

Ông Wen Bin, kinh tế gia trưởng, ngân hàng Minsheng, cho biết: "Hiện nay, do ảnh hưởng của chính sách thắt chặt tiền tệ của Mỹ mà chỉ số đồng USD đã từng có lúc tăng lên ngưỡng 110, dẫn đến sự mất giá không thể tránh khỏi của Nhân dân tệ so với USD.

Giới chức FED cho biết sẽ tăng lãi suất ít nhất là đến năm 2023, thậm chí còn lâu hơn nếu lạm phát tại Mỹ không giảm nhiệt. Điều này có nghĩa là sức ép lên các đồng tiền châu Á sẽ còn kéo dài.

Đồng Yên giảm tạo lợi thế cho hàng xuất khẩu của Nhật

Thống kê trong quý II/2022, chi tiêu vốn của các doanh nghiệp Nhật Bản đã tăng 4,6%, đây là kết quả của chính sách nới lỏng tiền tệ quy mô lớn nhằm kích thích đầu tư doanh nghiệp, thúc đẩy phục hồi kinh tế sau dịch Covid-19.

Không chỉ thúc đẩy đầu tư trong nước, chính sách này đã làm đồng Yên ngày giảm giá so với đồng USD, qua đó tạo ra lợi thế cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu của Nhật Bản.

tap-doan-o-to-toyota.jpg
Nới lỏng tiền tệ quy mô lớn giúp thúc đẩy phục hồi kinh tế Nhật sau dịch Covid-19.

Lợi thế có thể thấy rõ đối với các tập đoàn xuất khẩu ô tô, do đồng Yên giảm giá, Tập đoàn ô tô Toyota của Nhật Bản đã điều chỉnh tăng dự báo doanh thu trong năm tài khóa 2022 lên từ 33 nghìn tỷ Yên lên 34,5 nghìn tỷ Yên (khoảng 270 tỷ USD). Ngoài Toyota, các hãng sản xuất ô tô lớn khác của Nhật Bản như Honda hay Nissan đều đưa ra những dự báo tích cực tương tự.

Đồng Yên đã giảm xuống mức thấp nhất trong 24 năm qua, nếu đồng Yên tiếp tục giảm giá thì doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa xuất khẩu sẽ còn lớn hơn.

Chính sách nới lỏng tiền tệ mặc dù mang lại một số tác động tiêu cực khi đồng Yên giảm giá, nhưng chính phủ Nhật Bản sẽ vẫn tiếp tục thực hiện trong thời gian tới vì theo các nhà điều hành kinh tế vĩ mô Nhật Bản, về cơ bản đồng  yếu vẫn tạo ra lợi thế lớn hơn cho nền kinh tế nước này.

Trung Quốc dùng nhân dân tệ và rúp thay thế USD để thanh toán khí đốt

Nhiều khả năng không giảm lãi suất trong năm nay, Fed 'xoay như chong chóng' khiến kinh tế toàn cầu ‘vạ lây’

Thị trường ngày 19/4: Rung lắc và rũ bỏ, VN-Index tiếp tục giảm thêm 18 điểm

Đồng USD đạt đỉnh 5 tháng so với đồng euro

Bài thuộc chủ đề Tài chính
Theo Kinh Tế Chứng Khoán
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/nhieu-dong-tien-chu-chot-tai-chau-a-dong-loat-mat-gia-co-hoi-phuc-hoi-cho-nen-kinh-te-the-gioi-148104.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Nhiều đồng tiền chủ chốt tại châu Á đồng loạt mất giá - cơ hội phục hồi cho nền kinh tế thế giới
POWERED BY ONECMS & INTECH