Trong tuần 25 - 29/4/2022, dòng tiền chứng khoán ghi nhận tập trung vào nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ trong khi các mã vốn hóa lớn đa phần đi xuống...
Kết tuần giao dịch từ 25 - 29/4/2022, VN-Index đứng ở mức 1.366,8 điểm - tương ứng giảm 12,43 điểm (-0,9%) so với tuần trước; HNX-Index tăng 6,71 điểm (1,87%) lên 365,83 điểm, UPCoM-Index cũng tăng 0,16 điểm (0,15%) lên 104,31 điểm.
Do là thời điểm ngay trước kỳ nghỉ lễ dài nên giao dịch trên thị trường diễn ra ảm đạm và thanh khoản duy trì ở mức thấp. Tổng giá trị giao dịch bình quân đạt chỉ 20.951 tỷ đồng/phiên - giảm 24% so với tuần trước đó. Giá trị khớp lệnh bình quân đạt 18.385 tỷ đồng/phiên - giảm 28%.
Về diễn biến dòng tiền, trong tuần, cá nhân trong nước trở lại mua ròng cùng với dòng tiền khối ngoại giúp VN-Index không giảm quá mạnh. Ngược lại, tổ chức nội ghi nhận bán ròng nghìn tỷ đồng.
Theo dữ liệu từ FiinPro, nhà đầu tư cá nhân mua ròng trở lại 379 tỷ đồng trong tuần 25 - 29/4 ở sàn HOSE sau 2 tuần bán ròng liên tiếp.
Cá nhân trong nước mua ròng mạnh nhất mã VHM với 497 tỷ đồng. DIG đứng sau với giá trị mua ròng ở mức 432 tỷ đồng. Hai mã VPB và HPG được mua ròng lần lượt 391 tỷ đồng và 242 tỷ đồng.
Ngược lại, cổ phiếu NLG bị bán ròng mạnh nhất với 218 tỷ đồng; KDH, SBT và GMD đều có giá trị bán ròng trên 100 tỷ đồng.
Trái với cá nhân trong nước, tổ chức trong nước bán ròng trở lại 1.179 tỷ đồng (1.203 tỷ đồng thông qua khớp lệnh).
Cụ thể, tổ chức trong nước bán ròng mạnh nhất mã DIG với 428 tỷ đồng. VPB và MSN bị bán ròng lần lượt 391 tỷ đồng và 225 tỷ đồng.
Ở chiều ngược lại, KDH được dòng vốn này mua ròng mạnh nhất với 135 tỷ đồng; OCB và MWG được mua ròng lần lượt 93 tỷ đồng và 82 tỷ đồng.
Khối ngoại tiếp tục mua ròng tuần thứ 3 liên tiếp với giá trị giảm 69% so với tuần trước và đạt hơn 800 tỷ đồng. Tính chung cả 3 tuần qua, dòng vốn ngoại sàn này mua ròng tổng cộng gần 4.500 tỷ đồng.
NLG đứng đầu danh sách mua ròng của khối ngoại sàn HOSE với giá trị 273 tỷ đồng. DGC và VNM đứng sau với giá trị mua ròng lần lượt 151 tỷ đồng và 130 tỷ đồng. Các mã SBT, VCB, GMD và MSN đều được mua ròng trên 100 tỷ đồng.
Trong khi đó, VHM bị bán ròng mạnh nhất với 512 tỷ đồng, bỏ xa mã đứng sau là NVL với 167 tỷ đồng. DXG cũng bị bán ròng trên 130 tỷ đồng.
Về diễn biến giá cổ phiếu, dòng tiền trong tuần giao dịch vừa qua có phần tập trung vào nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ sau phiên lao dốc đầu tuần. Trong khi đó, các mã vốn hóa lớn đa phần đi xuống dù có một số sự hồi phục nhất định ở những phiên cuối tuần.
Trong top 30 vốn hóa toàn thị trường vẫn có đến 23 mã giảm giá trong đó VJC của Vietjet (VJC) giảm mạnh nhất với 6%. MSN của Masan (MSN), CTG của Vietinbank (CTG), GAS của PV GAS (GAS) và FPT của Tập đoàn FPT (FPT) đều có mức giảm trên 5%.
Tuần qua, nhóm cổ phiếu dịch vụ, tiêu dùng giảm khá mạnh với các mã hàng không như VJC (-5,4%), HVN (-0,9%) VNM (-1,7%), SAB (-5,5%),... và bán lẻ như MWG (-5%), DGW (-1,7%),
Cổ phiếu nhóm trụ cột thị trường là ngân hàng đa số giảm với VCB (-1,9%), BID (-2,9%), CTG (-4,8%), TCB (-2,2%), STB (-3,8%), LPB (-1,8%), EIB (-5,7%), MBB (-1%), SSB (-2,7%) trong khi VPB, SHB, MSB, OCB, giảm nhẹ và chỉ còn HDB nhích 0,6%, ACB tăng 1,2%, VIB +1,2%.
Mốc 1.230 điểm cản bước VN-Index, khối ngoại mua ròng trở lại
Nhận định chứng khoán 22/11: Nhiều CTCK đồng thuận VN-Index lên 1.240 điểm