Nhóm Midcap ‘kìm chân’ chỉ số, một cổ phiếu ngân hàng vượt đỉnh 2 năm
VN-Index ghi nhận sự bùng nổ trong phiên sáng song áp lực bán dâng cao từ cổ phiếu Midcap và một số mã trong rổ VN30 khiến chỉ số lùi về dưới mốc 1.290.
14h45: Áp lực bán dâng cao từ nhóm cổ phiếu bluechips khiến thị trường mất đi trụ đỡ. VN-Index kết phiên chỉ còn tăng hơn 4,5 điểm về mốc 1.286. Thị trường vào thế giằng co với 343 mã tăng và 337 mã giảm. Thanh khoản đạt hơn 18.400 tỷ đồng, tương đương 720 triệu đơn vị giao dịch.
Nhóm VN30 chỉ còn 14/30 mã tăng giá, trong đó đóng góp phần lớn cho đà tăng của chỉ số là FPT, VCB, MSN. Bên cạnh đó, VPB bật tăng gần 1,5% đưa cổ phiếu vượt đỉnh 2 năm. Ngược lại, HPG, VHM, VIC ghi nhận mức giảm gần 1% trước áp lực điều chỉnh.
Đáng chú ý, lực bán dâng cao từ nhiều nhóm bất động sản, thép, chứng khoán đưa nhiều cổ phiếu chìm trong sắc đỏ với mức giảm từ 1-2% như MBS (-2%), HSG (-1,9%), VIX (-1,7%), PDR (-1,7%), KBC (-1%)...
Khối ngoại đảo chiều mua ròng khoảng 460 tỷ đồng, dẫn đầu danh sách là MSN, FPT, NTL, TCB. Ngược lại, nhóm này mạnh tay bán mạnh cổ phiếu ngân hàng, tâm điểm là STB, CTG, VPB.
>> Quê Quảng Nam, nhận thù lao 0 đồng, ở tuổi 68 trở thành phó giáo sư giàu nhất Việt Nam
13h45: VN-Index thu hẹp biên độ tăng còn hơn 6 điểm, mức 1.288 điểm. Nhóm VN30 có 23/30 cổ phiếu tăng giá, trong đó FPT và MSN tiếp tục dẫn dắt cho đà tăng của thị trường.
Ngược lại, áp lực bán từ nhóm Midcap vẫn đang hiện hữu, đặc biệt ở nhóm bất động sản, thép và chứng khoán như PDR (-1,2%), MBS (-1,7%), DIG (-1,3%), VHM (-0,6%), HSG (-1%)...
11h30: Kết phiên sáng, VN-Index lùi về mốc 1.289 (tăng gần 8 điểm). Sắc xanh vẫn chiếm ưu thế trên thị trường với 346 mã tăng và 239 mã giảm. Thanh khoản thị trường đạt hơn 9.800 tỷ đồng, tương ứng 369 triệu đơn vị giao dịch, tăng 24% so với thời điểm phiên trước.
Nhóm VN30 dẫn dắt đà tăng của chỉ số, nổi bật là FPT (+4,1%), MSN (+3,5%), SAB (+2,3%), VNM (+1,2%)... Ngược lại, bộ đôi VIC - VHM và HPG ghi nhận mức giảm nhẹ dưới 0,5%.
Thị trường có 16/24 nhóm ngành tăng giá, nổi bật là nhóm công nghệ thông tin, bảo hiểm, ngân hàng, vận tải. Ngược lại, nhóm bất động sản tiếp tục phân hóa, trong đó nhiều cổ phiếu Top đầu ngành chìm trong sắc đỏ như VHM, PDR, DXG, KBC.
Khối ngoại tập trung mua ròng gần 400 tỷ đồng, tập trung chủ yếu vào MSN, FPT, TCB. Ngược lại, nhóm này mạnh tay bán ròng STB, VPB, VHM.
10h45: Nhóm VN30 tiếp tục bứt phá, nổi bật là mức tăng trên 3% của FPT và MSN giúp chỉ số giữ trên mốc 1.290 (tăng 10 điểm). Ngược lại, nhiều cổ phiếu bất động sản và thép lùi sâu dưới mức tham chiếu, gây sức ép đến chỉ số như PDR (-1%), KBC (-0,5%), DXG (-0,3%), HPG (-0,4%)...
Ở diễn biến liên quan, trong 8 tháng đầu năm 2024, Tập đoàn FPT ghi nhận doanh thu và lợi nhuận sau thuế lần lượt đạt 39.664 tỷ đồng và 6.029 tỷ đồng, đều tăng trưởng 20% so với cùng kỳ. Đáng chú ý, FPT đang đẩy mạnh hoạt động sang thị trường quốc tế với động thái khai trương hàng loạt văn phòng mới. Bên cạnh đó, FPT còn hợp tác thành lập liên doanh PT FPT Metrodata Indonesia (FMI) với chiến lược cùng đầu tư và nghiên cứu giải pháp an ninh mạng, AI, Cloud, giúp Indonesia trở thành quốc gia dẫn đầu về chuyển đổi số và AI tại khu vực Đông Nam Á.
Điều này giúp cho FPT IS đạt được mục tiêu về chuyển đổi số tại thị trường nước ngoài, mở rộng thị phần và phát triển hệ sinh thái công nghệ đạt chuẩn quốc tế.
9h30: VN-Index mở cửa tăng hơn 7 điểm lên mốc 1.289. Lực cầu gia tăng đưa chỉ số lên mốc 1.293 (tăng hơn 11 điểm). Sắc xanh chiếm ưu thế trên thị trường với 338 mã tăng và 80 mã giảm.
Nhóm VN30 có 29/30 cổ phiếu tăng giá, nổi bật là MSN (+1,8%), VCB (+1,2%), SSI (+1,1%), SHB (+0,9%)... Đáng chú ý, dòng tiền nhập cuộc đưa cổ phiếu FPT bật tăng 2,3% lên 138.700 đồng/cp, tiệm cận vùng đỉnh lịch sử được thiết lập vào tháng 7 vừa qua. Ngược lại, VIC đang là cổ phiếu duy nhất trong nhóm gặp áp lực điều chỉnh với mức giảm nhẹ 0,1%.
Nhiều cổ phiếu trong nhóm bất động sản, thép, hóa chất, chứng khoán ghi nhận mức tăng tốt như DGC (+1%), NVL (+0,9%), CEO (+1,3%), HSG (+0,5%)...
Ở diễn biến khác, thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục nằm trong danh sách theo dõi nâng hạng của FTSE Russell. Dù vậy, tổ chức này cũng ghi nhận sự hỗ trợ liên tục của chính phủ Việt Nam cho các cải cách thị trường và đánh giá cao mối quan hệ xây dựng với SSC, các cơ quan quản lý thị trường khác và nhóm Ngân hàng Thế giới. Theo đó, SSI Research kỳ vọng việc thông qua Thông tư 68 sẽ giúp tháo gỡ nút thắt và tiến tới mục tiêu nâng hạng trong kỳ tháng 9/2025.
>> FPT 'bắt tay' doanh nghiệp thuộc hệ sinh thái của chaebol lớn thứ 3 Hàn Quốc
Tập đoàn PC1 thực hiện tổng thầu nhà máy điện gió 58,5MW tại Philippines
Hòa Phát (HPG) tiết lộ thời điểm ra lò cuộn thép cán nóng đầu tiên tại siêu dự án 85.000 tỷ đồng