Nhu cầu tiêu thụ "ấm" dần, xuất khẩu gạo Việt Nam có thể bùng nổ trong 2023

22-03-2023 15:41|Bảo Trâm

Dự báo trong 2023, xuất khẩu gạo Việt Nam sẽ có nhiều thuận lợi nhờ nhu cầu tiêu thụ thế giới tăng cao.

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, trong 2 tháng đầu năm, xuất khẩu gạo của Việt Nam vào thị Trung Quốc đã vượt 100.000 tấn, đạt kim ngạch gần 62 triệu USD.

Như vậy, xuất khẩu gạo tăng hơn 130% về lượng và hơn 180% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022. Nhu cầu từ các thị trường đang dần phục hồi trở lại. Đặc biệt, số các đơn hàng từ Trung Quốc và Philippines đang tăng mạnh.

Một số doanh nghiệp gạo cho biết, hiện nay Trung Quốc đang tăng cường mua gạo của Việt Nam nên các doanh nghiệp được ký nhiều hợp đồng và tiếp tục đàm phán xuất thêm các lô hàng lớn khác.

Các nhà máy gạo tại ĐBSCL cho biết, bước sang tháng 3/2022, các nước đều có nhu cầu dự trữ lương thực khá lớn. Thêm vào đó, với sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là gạo thơm, chất lượng cao, nên có giá bán tốt.

ĐBSCL đang bước vào thu hoạch rộ vụ lúa Đông Xuân. Theo các nhà máy, nếu được tiếp cận nguồn vốn dồi dào, tăng cường việc thu mua, sẽ giúp đảm bảo lợi nhuận cho nông dân. Đây cũng là vụ mùa cho ra sản lượng lúa chất lượng tốt nhất để các nhà máy chế biến và gia tăng kim ngạch xuất khẩu.

Xuất khẩu gạo có thể đạt 7 triệu tấn trong năm 2023. Ảnh minh hoạ

Xuất khẩu gạo có thể đạt 7 triệu tấn trong năm nay

Bộ Công Thương cũng nhận định, cả năm 2023, xuất khẩu gạo của Việt Nam sẽ có nhiều thuận lợi. Dự báo kim ngạch có thể đạt từ 6,5 - 7 triệu tấn.

Bộ cũng nhận định, năm nay, nguồn cung gạo từ các nước lớn có thể thiếu hụt do tác động biến đổi khí hậu. Đặc biệt, Ấn Độ đang cấm xuất khẩu gạo tấm, còn gạo trắng áp thuế 20%.

Trong khi đó, Trung Quốc đã mở cửa trở lại nên nhu cầu nhập khẩu sẽ tăng. Gạo Việt Nam chất lượng đã được cải thiện nên dự báo đơn hàng sẽ tăng.

Giá gạo xuất khẩu Việt Nam từ cuối năm ngoái đến nay tiếp tục giữ đà tăng trưởng. Nhiều thời điểm, giá gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam đứng đầu thế giới.

Bộ Công Thương cho biết sẽ tập trung tháo gỡ các khó khăn và thúc đẩy xúc tiến thương mại để đa dạng hóa thị trường, đạt mục tiêu xuất khẩu gạo.

Quốc gia mua gạo nhiều nhất thế giới tăng nhập từ Thái, báo động gạo Việt Nam

Siêu đô thị chìm dần, chi 10,5 tỷ USD xây tường biển ngăn chặn

Tập đoàn gạo lớn nhất Australia muốn mở rộng đầu tư - doanh nghiệp, nông dân Việt 'gặp thời'

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/nhu-cau-tieu-thu-am-dan-xuat-khau-gao-viet-nam-co-the-bung-no-trong-2023-174787.html
Bài liên quan
  • Vì sao giá lúa gạo giảm?
    Với giá lúa hiện nay người dân có lãi khoảng 60% theo giá thành sản xuất mà Hiệp hội Tài chính đã công bố (khoảng 4.000 đồng/kg). Thực tế, giá lúa đã giảm trên nền giá cao đột biến từ năm 2023.
  • Gạo Việt Nam bị cạnh tranh khốc liệt ở các thị trường truyền thống
    Philippines và Indonesia đều là những thị trường lớn và truyền thống của gạo Việt Nam. Thế nhưng, Thái Lan cũng đang đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường này khiến cạnh tranh ngày càng khốc liệt.
  • Thêm cơ hội xuất khẩu cho gạo Việt Nam
    Chính phủ Indonesia vừa quyết định tăng thêm hạn ngạch nhập khẩu nhập khẩu gạo trong năm 2024 thêm 1,6 triệu tấn. Các doanh nghiệp Việt Nam cần tận dụng cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu gạo sang thị trường này ngay từ đầu năm.
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Nhu cầu tiêu thụ "ấm" dần, xuất khẩu gạo Việt Nam có thể bùng nổ trong 2023
POWERED BY ONECMS & INTECH